04:30:00 23/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Giúp đồng bào nuôi gà bản địa theo hướng an toàn sinh học

Sau 5 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng trung bình 1,65kg/con, có thể nhân rộng để dần thay đổi phương thức chăn nuôi truyền thống kém hiệu quả của đồng bào.

Năm 2024, ông Hồ Văn Cường, thôn Đồng Đờng, xã Mò Ó (huyện Đakrông, Quảng Trị) được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị hỗ trợ 100 con gà ri bản địa 21 ngày tuổi, thức ăn hỗn hợp, chế phẩm sinh học làm đệm lót và ủ thức ăn… nuôi gà thịt bản địa theo hướngan toàn sinh học.

Hộ chăn nuôi thực hiện mô hình chỉ phải đối ứng chuồng nuôi, 100% giống và vật tư đầu vào được hỗ trợ. Ảnh:Võ Dũng.

Từ tuần thứ 13, gà được cho ăn thức ăn phối trộn, thả vườn nên chi phí thức ăn giảm. Sau 5 tháng nuôi, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, đạt trọng lượng gần 1,7kg/con. Gà thương phẩm chất lượng thơm ngon.

“Lần đầu tôi được hướng dẫn cách phối trộn thức ăn từ phụ phẩm sẵn có trong sản xuất nông nghiệp nên giảm được chi phí mà gà vẫn nhanh lớn, ít bệnh.Chăn nuôi gànhư thế này rất phù hợp với tập quán của người dân địa phương và cũng tạo cho đồng bào biết cách quản lý đàn vật nuôi, quản lý dịch bệnh”, ông Cường cho hay.

Cũng theo ông Cường, nhờ sử dụng đệm lót sinh học, mùi hôi thối trong chăn nuôi và công dọn chuồng giảm. Những phụ phẩm nông nghiệp trước nay gia đình ông không sử dụng thì nay có thể ủ làm thức ăn cho gà nên giảm được chi phí. Gà được nuôi trên nền đệm lót sinh học sinh trưởng, phát triển tốt, sạch sẽ, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, ông giảm được công và chi phí thuốc thú y.

Ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho hay, 9 hộ tham gia mô hình đều được tập huấn trước khi thả giống. Điều quan trọng nhất của mô hình là thay đổi nhận thức vềchăn nuôi. Thay vì mua giống về thả và không đầu tư chăm sóc như cách nuôi truyền thống, các hộ được hướng dẫn cách thức đầu tư để gia tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu.

Việc sử dụngđệm lót sinh họcgiúp người chăn nuôi kiểm soát được lượng chất thải chăn nuôi và hạn chế mùi hôi, lượng phân thu gom được sẽ dùng để bón cho cây trồng, từ đó hạn chế gây ô nhiễm đất, nước, đồng thời tránh gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường sống.

Mô hình nuôi gà bản địa theo hướng an toàn sinh học giúp đồng bào thay đổi phương thức chăn nuôi. Ảnh:Võ Dũng.

Sau 5 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng trung bình hơn 1,6kg/con; lợi nhuận đạt gần 5 triệu đồng/mô hình, cao hơn 1,6 lần so với chăn nuôi gà theo phương thức truyền thống mà bà con tại địa phương thường áp dụng. Ngoài lợi nhuận cao hơn, người chăn nuôi còn tiết kiệm được thời gian nuôi, từ đó giúp xoay vòng lứa nuôi nhanh hơn, 1 năm có thể nuôi từ 2 – 3 lứa gà. Lợi nhuận thực tế thu đ­ược sẽ giúp nông dân mạnh dạn mở rộng mô hình, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống.

Từ kết quả thực hiện cho thấy đây là mô hình ứng dụng công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt là phù hợp với điều kiện kinh tế và khí hậu tại địa phương nên có thể ứng dụng và triển khai rộng rãi tới các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Mò Ó. Mô hình chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng an toàn sinh học sẽ là hướng sản xuất mới, từ đó giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

“Từ thành công của mô hình, cần có thêm các chính sách hỗ trợ để người dân mạnh dạn thay đổi tư duy, từ đó tổ chức chăn nuôi hiệu quả, giảm rủi ro dịch bệnh và tạo ra nhiều sản phẩm hơn để phát triển kinh tế”, ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị nói.

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây