06:24:07 23/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Giống lúa TBR97 chống đổ, năng suất cao, thích ứng hiệu quả biến đổi khí hậu

Không chỉ cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon, TBR97 của ThaiBinh Seed còn chống đổ ngã vượt trội, được thử thách qua siêu bão Yagi (bão số 3) vừa qua.

Mô hình giống lúa chất lượng TBR97 tại xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.Ảnh: Hoài Thơ.

Vụ mùa 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed (ThaiBinh Seed) triển khai mô hình quản lý cây trồng tổng hợp IPM/IPHM trên giống lúa TBR97 tại các tỉnh, thành phía Bắc, như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Nội,… Qua cơn bão số 3 vừa qua, giống lúa TBR97 tiếp tục khẳng định sự ưu việt với khả năng chống chịu gió bão và thích ứng tốt với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Tại hội nghị đầu bờ vừa diễn ra tại xã Yên Phương (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), bà Trần Thị Trà, Phó Tổng Giám đốc Thường trực ThaiBinh Seed khẳng định: “Giống lúa TBR97 không chỉ nổi bật về năng suất mà còn về khả năng chống chịu vượt trội trước cơn bão Yagi. Đây là bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng các giống lúa mới để đối phó với các thay đổi thời tiết bất thuận”.

Vụ mùa 2024 này, Trung tâm Giống Nông nghiệp Vĩnh Phúc đã triển khai mô hình thử nghiệm TBR97 trên diện tích 5ha tại xã Yên Phương. Kết quả thực tế cho thấy, ngay cả khi 70% diện tích ruộng ngập nước do hoàn lưu bão số 3, giống lúa TBR97 vẫn đứng vững, không bị đổ gãy, đảm bảo sinh trưởng tốt với năng suất ước đạt trên 65 tạ/ha, cao hơn 7 tạ/ha so với các giống lúa đối chứng.

Các đại biểu cùng bà con nông dân tham quan mô hình thử nghiệm TBR97 trên diện tích 5ha tại xã Yên Phương.Ảnh: Hoài Thơ.

Ông Triệu Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Vĩnh Phúc cho biết: “TBR97 hiện đang là một trong những giống lúa chủ lực của ThaiBinh Seed tại Vĩnh Phúc. Khả năng chống đổ của TBR97 đã được khẳng định rõ rệt trong điều kiện mưa bão khắc nghiệt, nông dân Vĩnh Phúc đang an tâm về hiệu quả canh tác với giống lúa này”.

Bà Đỗ Thị Thi, khu 10, thôn Yên Thư, xã Yên Phương vui mừng chia sẻ: “Trong đợt mưa bão vừa qua, ruộng lúa của chúng tôi bị ngập sâu. Một số giống lúa khác phải buộc lại để chống đổ, nhưng riêng giống lúa TBR97 không cần. Lúc mưa bão xảy ra, tôi nghĩ đồng lúa “rải chiếu” hết rồi, vụ mùa năm nay có thể thất thu, nhưng thật bất ngờ khi thấy giống lúa này vẫn đứng, tôi rất phấn khởi. Trong suốt quá trình sản xuất, giống lúa này còn ít sâu bệnh, giúp gia đình tôi tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể”.

Bà Đỗ Thị Thi (ngoài cùng bên trái) chia sẻ về tình hình giống lúa TBR97 sau khi mưa bão.Ảnh: Hoài Thơ.

Gia đình tôi theo trồng giống lúa này được 2 năm rồi thấy lúa trỗ nhanh, bông to, dài, hạt chắc nhiều, gạo sáng và trong nên rất an tâm khi sử dụng, bà Thi cho hay.

Giống lúa TBR97 được các chuyên gia đánh giá là giống lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung, bộ lá đứng, gọn, cứng cây, có khả năng chống đổ tốt. Độ thuần khá, trỗ đều, tập trung, thoát cổ bông. Bông dài trung bình 23 – 25cm, hạt to, thon dài, màu vàng sáng. Tỷ lệ hạt chắc/bông cao, khối lượng 1.000 hạt 23gram.

Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường và sức khỏe bà con.Ảnh: Hoài Thơ.

Tương tự mô hình tại Vĩnh Phúc, tại tỉnh Phú Thọ, mô hình quản lý cây trồng tổng hợp IPM/IPHM gắn với dịch vụ bảo vệ thực vật trên giống lúa TBR97 cũng đạt kết quả ngoài mong đợi.

Ông Phan Văn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ, nhận xét: “Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều diện tích trồng lúa, nhưng TBR97 vẫn giữ được chất lượng tốt, không bị đổ, không nhiễm sâu bệnh nặng, thể hiện rõ tính ưu việt về chống chịu thời tiết khắc nghiệt”.

Các đại biểu tham quan mô hình quản lý cây trồng tổng hợp IPM/IPHM trên cây lúa tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.Ảnh: Thanh Ngân.

Qua nhiều vụ mùa, mô hình quản lý cây trồng tổng hợp cho thấy hiệu quả không chỉ ở khả năng tăng năng suất mà còn ở việc giảm thiểu lượng phân bón hóa học, giúp bảo vệ môi trường và hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Đặc biệt, với khả năng chống chịu thời tiết cực đoan như bão số 3, giống lúa TBR97 đã giúp nông dân đảm bảo sản xuất ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất.

“Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Khuyến nông huyện và HTX Nông nghiệp, mô hình trồng lúa TBR97 tại Phú Thọ đã đạt được kết quả khả quan. Giống lúa TBR97 sinh trưởng tốt, cây lúa cứng và chống chịu được thâm canh sâu như bạc lá, sâu cuốn lá. Đặc biệt, giống lúa mang lại chất lượng gạo thơm, ngon, dẻo” Chị Phan Thị Kim Lan, trú tại khu Đại Đình, xã Phùng Nguyên (Lâm Thao, Phú Thọ) chia sẻ.

Chị Phan Thị Kim Lan, trú tại khu Đại Đình, xã Phùng Nguyên, Lâm Thao chia sẻ về giống lúa TBR97.Ảnh: Thanh Ngân.

Giống lúa TBR97 với thân cây cứng cáp, chiều cao thấp và khả năng chống đổ vượt trội đã chứng minh được vai trò quan trọng trong bối cảnh thời tiết ngày càng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu. Khả năng chống chịu gió bão, ngập úng và sâu bệnh tốt đã giúp giống lúa này duy trì năng suất ổn định, tạo ra sự tin tưởng lớn từ phía nông dân và các cơ quan quản lý.

Với những kết quả đạt được tại vụ mùa 2024 tại các tỉnh phía Bắc, TBR97 hứa hẹn sẽ trở thành giống lúa triển vọng cho hiện tại và tương lai khi TBR97 sở hữu đầy đủ phẩm chất để trở thành giống lúa thích ứng với biến đối khí hậu, giúp bà con nông dân canh tác bền vững hơn, hiệu quả hơn.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây