03:36:10 02/04/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An hiện nay

Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX đã đề ra trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm mỗi năm khoảng 1% – 1,5%, trong đó vùng miền núi từ 2% – 3%. Để thực hiện các mục tiêu đề ra cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông thông tin, nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và Nhân dân xác định rõ mục đích ý nghĩa đối với công tác giảm nghèo; phát huy tinh thần chia sẻ, tương thân, tương ái cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động vận động ủng hộ giúp đỡ các xã nghèo. Cùng với đó là tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo; giảm chương trình hỗ trợ trực tiếp, cho không; ban hành các chính sách hỗ trợ có điều kiện sẽ làm chuyển biến nhận thức và hành động của người dân; khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên của người dân để xây dựng cuộc sống ấm no, góp phần đưa Nghệ An phát triển nhanh và bền vững. Từ đó, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau đây:

Giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An hiện nay

Cây chanh leo phát triển tạo liên kết sản xuất cho bà con vùng núi cao huyện Quế Phong

Một là, quán triệt đầy đủ, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của hệ thống chính trị và toàn xã hội về tình hình, nhiệm vụ công tác dân tộc trong tình hình mới. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến cán bộ, đảng viên và nhân dân biết các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc. Tiến hành rà soát, đánh giá lại hiệu quả một số chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn miền núi và đồng bào dân tộc đã triển khai; làm cho đồng bào các dân tộc thấy được thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức để nỗ lực phấn đấu vươn lên với tinh thần tự lực tự cường, chủ động sáng tạo; quyết tâm hơn trong công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cùng nhau tiến bộ.

Hai là, tiếp tục bổ sung, sửa đổi, ban hành và thực hiện các chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội miền núi vùng đồng bào dân tộc trong giai đoạn mới. Từ những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện chính sách thời gian qua, cần rút kinh nghiệm để cụ thể hóa thành chính sách sát thực tế để thu hút được nhiều nguồn lực tham gia đầu tư, hỗ trợ phát triển. Đồng thời, cần thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa các chủ trương, chính sách, các chế độ và các chương trình dự án nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tài trợ, chống thất thoát lãng phí.

Cùng với nỗ lực từ phía người dân, tỉnh tiếp tục quan tâm đẩy mạnh chương trình, dự án gắn với giảm nghèo bền vững theo đúng chủ trương tại kỳ họp thứ 6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phân bổ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Nghệ An với hơn 918,8 tỷ đồng; riêng trong năm 2022 là hơn 404 tỷ đồng. Nghị quyết cũng xác định cơ chế, giải pháp huy động và lồng ghép vốn thực hiện chương trình được thực hiện theo Nghị định 27/2022 của Chính phủ; việc lồng ghép phải được xác định khi phê duyệt quyết định đầu tư dự án. Trong đó, phân định rõ được tỷ lệ huy động, cơ cấu từng nguồn vốn được lồng ghép, tránh chồng chéo, trùng lắp.

Ba là, đẩy mạnh xây dựng các mô hình, phổ biến hướng dẫn và nhân rộng các điển hình, xây dựng phong trào phát triển kinh tế – xã hội gắn với công tác giảm nghèo bền vững miền núi vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là vùng biên. Phát triển các thành phần kinh tế miền núi, chú trọng khuyến khích các hộ gia đình đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại theo mô hình kết hợp nông – lâm – ngư nghiệp – chăn nuôi. Phát triển các ngành nghề thủ công để khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ như: mộc dân dụng và mộc mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, mây tre đan xuất khẩu và các loại hình sản xuất thủ công dịch vụ khác.

Bốn là, coi trọng phát triển kinh tế du lịch dựa trên điều kiện lợi thế về văn hóa, điều kiện tự nhiên của vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Theo đó, các địa phương cần nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng từ các thôn bản dân tộc thiểu số nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch bền vững, phát huy hiệu quả mối quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và văn hóa. Những dự án đã được kiểm nghiệm trong thực tế, được thực tế chứng minh về tính khả thi thì tiếp tục phát triển, nhân rộng; các dự án đang được nghiên cứu, khảo sát để triển khai thì cần xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, trong đó đặc biệt khai thác nguồn lực xã hội hóa, sự đầu tư của doanh nghiệp để phát triển. Cùng với đó là việc biến các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống, sản phẩm văn hóa ẩm thực truyền thống, âm nhạc dân vũ truyền thống của đồng bào có điều kiện trở thành những sản phẩm kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân.

Năm là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần phải có nghị quyết, chương trình hành động cụ thể về phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời, phải có sự phân công cụ thể cho các cấp, các ngành và cá nhân chịu trách nhiệm từng lĩnh vực gắn với địa bàn và từng dân tộc. Cùng với đó là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là vùng cao, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trong việc lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội gắn với quốc phòng an ninh ở các địa phương miền núi, nhất là vùng biên giới.

Giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An hiện nay

Giải pháp giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An hiện nay

Thương lái thu mua bí và gừng cho bà con nhân dân ở huyện Kỳ Sơn

Có thể thấy, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội gắn với công tác giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số nói chung, ở Nghệ An nói riêng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Trong đó, phát triển kinh tế – xã hội giàu mạnh, bền vững là cơ sở, điều kiện để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; ngược lại, thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững là yếu tố góp phần để phát triển kinh tế – xã hội bền vững trong mọi tình hình và nhiệm vụ đặt ra. Thực tiễn Nghệ An thời gian qua đã minh chứng rõ nét cho mối quan hệ biện chứng đó; cũng đồng thời đặt ra những vấn đề mới và những bài học quý để các địa phương khác trong cả nước thực hiện tốt hai nhiệm vụ quan trọng này thời gian tới.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

Dự thảo Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Dự thảo

Báo cáo Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây