Giá sầu riêng hôm nay 3/10 bất ngờ tăng nóng trở lại, tăng tới 10.000 đồng/kg tại các vùng trồng chính trên cả nước. Thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất là Trung Quốc sẽ chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này trong thời gian tới.
Khảo sát trên thị trường nội địa, giá sầu riêng hôm nay 3/10 tăng trở lại ở tất cả các loại.
Cụ thể, giá sầu riêng Ri6 loại đẹp tại miền Tây Nam bộ và Đông Nam bộ tăng lần lượt 6.000 đồng và 10.000 đồng/kg lên 58.000 – 65.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá sầu loại đẹp tại khu vực Tây Nguyên. Sầu riêng mua xô cũng tăng 7.000 – 9.000 đồng/kg tại tất cả các khu vực lên 45.000 – 54.000 đồng/kg.
Đối với sầu riêng Thái loại đẹp, giá cũng tăng tới 9.000 – 10.000 đồng/kg lên 90.000 – 100.000 đồng/kg. Ngược lại, sầu Thái mua xô ổn định ở mức 65.000 – 70.000 đồng/kg tại khu vực Tây Nam bộ, trong khi loại sầu này tại các khu vực còn lại nhích nhẹ.
Tháng 8 và 9/2024 là thời điểm thu hoạch rộ sầu riêng ở khu vực Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; trong khi sản lượng sầu riêng ở tỉnh vùng ĐBSCL giảm dần khi vào cuối vụ thuận.
Sản lượng sầu riêng thu hoạch trong tháng 8/2024 ước đạt 222,5 nghìn tấn, tăng 105,8 nghìn tấn so với tháng 7/2024; trong đó: Đắk Lắk đạt 85 nghìn tấn (tăng 54 nghìn tấn), Tiền Giang thu hoạch 48 nghìn tấn (tăng 23 nghìn tấn), Lâm Đồng 28 nghìn tấn (tăng 13 nghìn tấn), Cần Thơ là 4 nghìn tấn (giảm 1 nghìn tấn), Gia Lai là 6,8 nghìn tấn (giảm 1,2 nghìn tấn), Đắk Nông thu hoạch 11 nghìn tấn.
Nguồn cung tăng khiến giá loại quả này giảm trong tháng 8 và tháng 9 so với tháng 7/2024.
Tuy nhiên, sang tháng 10, giá sầu riêng bắt đầu biến động. Giá sầu riêng hôm nay 3/10 bất ngờ tăng nóng trở lại, tăng tới 10.000 đồng/kg tại các vùng trồng chính trên cả nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp gấp rút đăng ký và tiếp tục được cấp phép xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc.
Trung Quốc là hiện thị trường tiềm năng số 1 về xuất khẩu sầu riêng tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam. Từ tháng 8/2024, Trung Quốc chính thức mở cửa thị trường cho sầu riêng Việt Nam, thông qua việc ký nghị định thư cho phép phân khúc sầu riêng đông lạnh được nhập khẩu vào quốc gia này. Đây là cơ hội “vàng” đối với trái sầu riêng, qua đó, ngành hàng sẽ được nâng cao giá trị, tránh được rủi ro khi phụ thuộc vào việc xuất khẩu sản phẩm tươi.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, với Nghị định thư vừa ký kết, năng lực hiện tại và nhu cầu của thị trường Trung Quốc, dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD nếu sớm hoàn thành được đăng ký doanh nghiệp có thể sớm xuất khẩu.
Đáng chú ý, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết, theo ước tính, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng tươi trị giá 7 tỷ USD. Dự kiến vài năm tới, kim ngạch nhập khẩu vua trái cây của thị trường tỷ dân này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Tự tin với những dự đoán khả quan, các chuyên gia đánh giá về thế mạnh của sầu riêng đông lạnh. Theo đó, sầu riêng tươi chỉ có 30% là cơm, 70% là hạt, vỏ phải loại bỏ và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, xu hướng người tiêu dùng ở Trung Quốc sẽ sớm chuyển sang sản phẩm đông lạnh. Sầu riêng đông lạnh có thời gian bảo quản dài, có thể sử dụng luôn hoặc dùng làm nguyên liệu cho sản phẩm khác nên sẽ được ưa chuộng trong thời gian tới.
Trong bản dự thảo đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu bảo quản lạnh trong 8 giờ. Tham khảo quy định của Thái Lan, Malaysia, Việt Nam đưa ra phương án bảo quản lạnh -18 độ trong 1 giờ. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ lạnh sâu, nhanh. Công nghệ này hiện đại, giữ được sầu riêng tươi ngon lâu.
Rõ ràng, với các yếu tố mới xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ được thúc đẩy, bên cạnh nhu cầu rau quả của thị trường thế giới cũng gia tăng vào quý cuối năm, nhất là đối với mặt hàng sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.
Năm 2024, dự báo xuất khẩu sầu riêng có thể tăng lên hơn 3,2 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2023. Tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của ta dự báo đạt trên 6,5 – 6,6 tỷ USD, tăng hơn 17% so với năm 2023.
Nguyễn Phương
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn