19:25:34 23/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Ghép hai con đặc sản này “chung nhà”, “chả thấy cãi nhau”, trai Cần Thơ bắt con nào lên bán cũng hết veo

Anh Nguyễn Hồng Khương, 32 tuổi, ngụ khu vực Hòa Thạnh A, phường Thới Hòa, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) là nhân vật từng được giới thiệu trên Báo Cần Thơ về mô hình nuôi ốc bươu đen hiệu quả. Không chỉ vậy, mô hình nuôi cá bã trầu cộng sinh với ốc bươu đen theo kiểu “độc, lạ” của anh Khương cũng đang cho hiệu quả rất tốt.

Anh Nguyễn Hồng Khương, 32 tuổi, ngụ khu vực Hòa Thạnh A, phường Thới Hòa, quận Ô Môn, là nhân vật từng được giới thiệu trên Báo Cần Thơ về mô hình nuôi ốc bươu đen hiệu quả. Không chỉ vậy, mô hình nuôi cá bã trầu cộng sinh “độc, lạ” của anh Khương cũng đang cho hiệu quả rất tốt.

Cuối tuần, anh Khương đang chuẩn bị 2kg cá bã trầu chạy ô-xy để cá sống, giao cho khách. Với giá bán 250.000 đồng/kg, anh Khương có thêm thu nhập kha khá từ công việc làm thêm này.

Anh Khương cho biết, do ảnh hưởng dịch COVID-19 (thời điểm năm 2021), phần lớn các quán ăn, nhà hàng đóng cửa nên lượng tiêu thụ cá bã trầu hạn chế và giảm giá mạnh. Lúc cao điểm, giá cá bã trầu chạy ô-xy có thể lên đến 500.000 đồng/kg.

Với diện tích 1,2ha mặt nước nuôi ốc bươu đen, anh Khương dẫn nước từ sông, rạch vào thì cá bã trầu len dòng nước vào theo.

Do môi trường nuôi ốc cũng thuận lợi cho cá phát triển, sinh sản nên số lượng ngày một lớn dần. Anh Khương phân tích: Trong ao ốc, người nuôi ngại nhất những loài cá lớn như rô phi, cá lóc, cá trê phi… vì chúng sẽ ăn trứng ốc và ốc non mới nở, tỷ lệ hao hụt ốc rất lớn nên phải tìm cách loại trừ.

Nhưng cá bã trầu thì không làm hại ốc mà lại phát triển tốt do môi trường cộng sinh phù hợp, thức ăn của chúng chủ yếu là phân ốc và động vật phiêu sinh.

Giăng lưới bắt cá bã trầu nuôi chung ao với ốc bươu đen-mô hình làm giàu của anh Khương, nông dân khu vực Hòa Thạnh A, phường Thới Hòa, quận Ô Môn (TP Cần Thơ).

Do thấy cá bã trầu không có hại mà chỉ có lợi nên anh quyết định nuôi cộng sinh với ốc. Tạo điều kiện để cá bã trầu phát triển tốt, đồng nghĩa với việc tạo môi sinh phù hợp cho ốc bươu phát triển. “Một công đôi việc” nên việc nuôi cá bã trầu gần như không tốn bất kỳ một chi phí nào, từ con giống cho đến thức ăn, chăm sóc… nên hiệu quả kinh tế cao.

Cũng theo anh Khương, cá bã trầu sinh sản rất nhanh và nhiều, có thể so sánh với cá bảy màu nuôi cá kiểng, nên nguồn con giống rất phong phú.

Theo chu kỳ, cứ 6 tháng anh tát ao để thu hoạch ốc, cá và cải tạo ao.

Anh chừa lại một ít cá bã trầu làm giống thả lại và cứ thế, thu hoạch liên tục theo đơn đặt hàng của khách.

Với 9 ao nuôi, tùy theo đơn đặt hàng của khách mà anh Khương bán từ 5-20kg cá mỗi tháng.

Với giá dao động từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng/kg, nguồn thu lợi từ cá bã trầu giúp anh trang trải chi phí sinh hoạt, còn nguồn thu từ ốc bươu là “của để dành”.

Cá bã trầu, hay còn được gọi với những tên khác là cá bãi trầu hay cá bảy trầu, thuộc họ cá sặc, nhưng nhỏ hơn, khá giống và lớn hơn cá lia thia đôi chút.

Cá bã trầu sống trong môi trường nước trong, chảy chậm, hoặc nước ao, đặc biệt phù hợp với môi trường có thảm thực vật, phiêu sinh dày đặc – vừa là nơi trú ngụ, vừa là nguồn thức ăn cho cá.

Để bắt cá, nếu đem về chế biến liền thì anh Khương dùng lưới mắc nhỏ để giăng, chỉ sau khoảng 15 phút, cá đã dính lưới, gỡ được từ 100-200 gram/tay lưới.

Còn để bắt cá bã trầu sống, chạy ô-xy giao cho quán ăn, anh Khương dùng dớn, lú để để đặt, thời gian lâu hơn và bắt được nhiều hơn.

Trong ký ức của người Nam Bộ, lúc trước, cá bã trầu được xếp hàng loại cá tạp, không phải là loại cá ngon và thường ít ai bắt để ăn.

Cá bã trầu thường được ăn khi bắt chung với các loại cá con khác, dân gian gọi là “hủn hỉn”. Món ăn, gần như là duy nhất, của người Nam Bộ hồi trước, là hủn hỉn kho khô, ăn với canh hoặc nước cơm chắt.

Cuộc sống hiện đại, cá bã trầu “lên ngôi” trở thành đặc sản, có mặt trong thực đơn ở các nhà hàng, quán ăn sang trọng.

Cá bã trầu được làm nhiều món như lẩu mắm hủn hỉn, khô cá bã trầu, mắm cá bã trầu, cá bã trầu chiên giòn, hay “kinh điển” nhất là vẫn cá bã trầu kho khô tiêu ăn với rau tập tàng luộc.

Chính vì sự ưa chuộng của thực khách mà giá trị của cá bã trầu ngày càng cao và giờ là cá đặc sản. Như lời anh Khương, lúc chưa có dịch COVID-19, nhiều nhà hàng, quán ăn ở TP Cần Thơ, tỉnh An Giang đặt mua cá bã trầu liên tục, với giá bán lên đến 500.000 đồng/kg, mà không đủ cá để giao.

Sự năng động của anh Nguyễn Hồng Khương không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao mà còn giúp bảo tồn loài cá dân dã, đang mất dần tại vùng ĐBSCL. Loài cá “nhà nghèo” nay đã “đổi đời” từ sự sáng tạo trong mô hình kinh tế nông nghiệp của thanh niên Cần Thơ.

Duy Khôi (Báo Cần Thơ)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây