Theo các nhà khoa học, trên sông Lô, sông Gâm chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều loại cá đặc sản, cá quý hiếm. Do đặc điểm sông ở đây có độ dốc lớn, vận tốc dòng nước chảy siết qua nhiều dải đá ngầm.
Sông Lô, sông Gâm chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang đã đi vào lịch sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ngoài tạo cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, các dòng sông này còn có tiềm năng lớn về giao thông, thủy sản.
Bao đời nay, cư dân sống hai bên sông được hưởng lợi từ nguồn nước, giao thông và thủy sản từ dòng sông mang lại. Dọc theo các con sông đã hình thành các làng vạn chài, cuộc sống mưu sinh đánh bắt cá gắn chặt vào sông từ bao đời nay.
Theo các nhà khoa học, trên sông Lô, sông Gâm chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều loại cá đặc sản quý hiếm.
Do đặc điểm sông ở đây có độ dốc lớn, vận tốc dòng nước chảy siết qua nhiều dải đá ngầm. Vào mùa mưa, nước sông có màu phù sa, còn mùa khô nước trong xanh.
Để thích ứng với đặc điểm sống này, các loài cá sống ở đây thường rất khỏe, khả năng bơi, di chuyển vượt thác tốt. Thường thì cá sông có đặc điểm giống nhau là đầu nhọn, mình thon dẹp, dài. Thịt cá chắc, dai, thơm ngon hơn cá nuôi trong các ao hồ.
Từ xa xưa, sông Lô, sông Gâm nổi tiếng với hai loài cá tiến Vua là cá dầm xanh và cá anh vũ. Trước kia, hai loài cá này có rất nhiều trên sông. Nhưng do đánh bắt, do thay đổi môi trường sống nên sản lượng không còn nhiều.
Cá chiên, một loài cá đặc sản của sông Lô, sông Gâm chảy qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Cá dầm xanh là một loài cá thuộc họ cá chép, thường sống ở tầng đáy của sông ở những dải đá ngầm. Thức ăn của cá là các loại tảo, mùn bã hữu cơ, động vật không xương sống cỡ nhỏ ở đáy sông. Cá di cư theo mùa, theo độ trong của nước, khi nước đục cá thường ở trong hang.
Đây là một loài cá quý có xương mềm, thịt ngọt, đặc biệt bộ trứng bùi ngầy ngậy rất hấp dẫn. Không như nhiều loại cá khác thường chỉ ngon khi có kích cỡ lớn, thịt dầm xanh ngon từ lúc con cá nhỏ như đầu ngón tay cho tới khi có trọng lượng trung bình 6 – 7 kg.
Trên sông Lô, sông Gâm còn có loài cá anh vũ cũng rất nổi tiếng. Theo sử tích, cá anh vũ đã được dùng để tiến Vua từ thời Hùng Vương thứ ba. Loài cá này có điểm đặc trưng dễ nhận ra là phần miệng loe ra như mũi lợn.
Thịt cá anh vũ trắng, quánh chắc và có hương vị thơm ngon đặc biệt. Theo quan niệm dân gian, thịt loài cá này tính mát, có thể chữa một số loại bệnh tính nhiệt. Cặp môi cũng là phần ngon nhất của cá anh vũ vì được cấu tạo từ sụn, tạo cảm giác giòn sần sật khi nhai.
Ngày nay, do bị đánh bắt quá mức, do môi trường sống ô nhiễm nên cá anh vũ còn rất ít trên sông. Cá có trọng lượng trưởng thành đạt tới 5 kg.
Ngoài hai loại cá tiến vua trên, cá chiên – một loài cá da trơn thường được mệnh danh là chúa tể lòng sông vì bản tính hung dữ cũng sinh sôi ở hai dòng sông này.
Cá có thể đạt tới kích thước 50 – 60 kg khi trưởng thành. Thịt cá chiên rất ngon, nhưng loài cá này nổi tiếng nhờ bộ lòng to, dày như dạ dày lợn, giòn sần sật, là đặc sản dùng để dâng lên các bậc vua chúa. Cá chiên thường ăn các loại côn trùng, tôm, tép, cá con khác.
Gần giống cá chiên về bộ da trơn là cá lăng. Cá lăng miệng có râu, thường sống ở tầng đáy của sông, nơi có nhiều phù sa. Cá ăn côn trùng, tôm, tép, cua, cá con.
Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ngon. Trên sông Lô, sông Gâm còn có các loài cá tiêu biểu khác như cá chạch, các đục, cá bống… thịt rất thơm ngon, đặc trưng của cá sông.
Hiện nay, để bảo vệ các loài cá quý trên sông Lô, sông Gâm trước nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang nhân giống thành công hầu hết các loài giống cá quý trên.
Một là để thả về môi trường sống tự nhiên của chúng, hai là chuyển giao cho nông dân trong tỉnh nuôi phát triển kinh tế gia đình. Trong đó có một số loài cá đã được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam như cá dầm xanh, anh vũ, chiên, lăng… cần được bảo vệ nghiêm ngặt và có biện pháp đánh bắt theo đúng quy định.
Ngư dân các làng vạn chài giờ cũng ý thức điều đó, hạn chế đánh bắt cá vào mùa sinh sản. Nếu đánh bắt được cá có kích cỡ nhỏ, một là thả ra, hai là mang về nuôi trong lồng theo hình thức bán tự nhiên.
Khách du lịch đến với Tuyên Quang được thưởng thức các món cá sông đặc sản thì không thể nào quên được hương vị tuyệt vời của nó… Nếu biết bảo tồn, khai tác hợp lý, cá sông Lô, sông Gâm sẽ trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, phục vụ đắc lực cho du lịch phát triển.
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn