02:27:15 23/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Độc đáo đặc sản của người Thái ở Đắk Nông, không sánh như cháo chẳng loãng như canh, trẻ ăn vào “lớn nhanh như thổi”

Không chỉ thơm ngon, đẹp mắt, các món ăn còn là những bài thuốc quý, bồi bổ cơ thể. Trong đó, món canh uôi là một trong những món ăn truyền thống dân dã, quen thuộc trong bữa cơm của người Thái. Vừa thơm ngon lại bổ dưỡng, món canh uôi đi vào ký ức tuổi thơ của những người con dân tộc Thái.

Người Thái ở Đắk Nông vẫn còn giữ được văn hóa ẩm thực truyền thống rất độc đáo, đa dạng. Đó là những món ăn được chế biến tỉ mỉ, chứa nhiều kinh nghiệm, triết lý về thiên nhiên. Vừa thơm ngon lại bổ dưỡng, món canh uôi đi vào ký ức tuổi thơ của những người con dân tộc Thái.

Phụ nữ Thái ở xã Tân Thành (Krông Nô) giã gạo nấu món canh uôi.

Gọi là canh nhưng món ăn lại có phần giống như món cháo. Nguyên liệu chính gồm gạo tẻ, cá hoặc các loại thịt, lá môn khô hoặc các loại rau, hạt mắc khén… Có rất nhiều loại canh uôi phụ thuộc vào nguyên liệu chính dùng để nấu như canh uôi gà, canh uôi cá, canh uôi tôm, canh uôi chuột đồng… Tùy theo sở thích và nguyên liệu có được mà người Thái chế biến món canh uôi phù hợp với gia đình mình.

Gạo sau khi ngâm, để ráo nước được giã tơi, mịn.

Mỗi loại canh uôi đều có hương vị thơm ngon, độc đáo không lẫn vào đâu được. Với cá sông, suối, thay vì luộc chín thì người Thái thường đem nướng sơ trên than hồng để giữ được vị ngon ngọt của nguyên liệu. Cá sau khi làm chín sẽ được bóc tách xương, lấy phần nạc để nấu canh uôi cá. Vào mùa thu hoạch lúa, người Thái còn rủ nhau ra đồng bắt chuột làm thịt để nấu canh uôi. Chuột đồng được nướng qua than hồng cho chín kĩ, trụi hết lông rồi làm sạch, bằm nhuyễn thịt lẫn xương chuột đồng để món ăn thêm phần bổ dưỡng. Nếu muốn món canh thanh đạm, có thể thay tôm, cá, thịt bằng lạc tươi giã nhỏ.

Nguyên liệu chuột đồng sau khi nướng vàng được băm nhuyễn để nấu canh uôi.

Nhiều người Thái vẫn ưa nấu món canh uôi gà hơn cả vì nguyên liệu dễ tìm, thịt lại nhiều, khi nấu làm tăng thêm vị ngọt, đậm đà của món ăn. Gà đã làm sạch đem luộc chín, tách lấy thịt rồi băm nhỏ. Không chỉ dùng thịt gà mà nước luộc gà cũng được dùng để nấu canh uôi. Mặc dù các nguyên liệu như gà, cá, chuột đồng… có cách sơ chế khác nhau nhưng chung quy mỗi loại canh uôi đều có cách nấu khá giống nhau.

Trước tiên, gạo tẻ phải được ngâm mềm, sau đó đem giã thành bột. Phi hành vàng thơm rồi đổ một lượng nước vừa dùng vào nồi, nấu thật sôi. Nếu có nước luộc gà dùng thay thế sẽ ngon hơn. Lá môn được cho vào nồi nấu đến độ nở, mềm, hơi nhuyễn. Sau đó đổ bột gạo vào, đồng thời khuấy đều tay để bột gạo tránh bị vón cục. Lượng bột gạo được thêm vào từ từ, ướm chừng vừa phải, không được quá nhiều để canh không quá đặc, khó ăn. Cho thêm thịt gà hay cá, chuột đồng vào khuấy cho đến khi tất cả các nguyên liệu hòa trộn vào nhau.

Nếu không dùng lá môn khô, thì dùng nhiều loại rau như rau dền, cải xoong, rau thơm…thay thế. Sau khi rau đã được làm sạch, đem thái nhỏ rồi cho vào nồi canh. Cuối cùng là cho thêm một số gia vị như muối, bột ngọt… và đặc biệt là hạt mắc khén để tăng mùi thơm độc đáo cho món ăn. Quan sát thấy gạo chín, nước canh hơi sánh, mùi thơm bốc lên thì món canh có thể mang ra thưởng thức.

Canh uôi trở thành món “khai vị” trong bữa cơm của người Thái.

Không sánh như cháo cũng chẳng loãng như nước canh thông thường; vừa như cháo mà lại không phải cháo, món canh uôi trở nên đặc biệt, độc đáo. Trên mâm tiệc, món canh uôi thường được ăn trước tiên như để lót dạ trước khi chủ khách mời rượu nhau. Những lúc ốm đau, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, người Thái ưa thích ăn một bát canh uôi. Trẻ con ăn canh uôi mà mau lớn.

Trẻ em thích thú thưởng thức món canh uôi.

Với kinh nghiệm và sự khéo léo của mình, phụ nữ Thái tạo ra món canh uôi đậm đà, ngọt mà không ngấy, đi vào miền ký ức của biết bao thế hệ. Canh uôi không chỉ là món ăn thường ngày, mà còn thấm đẫm hơi thở tâm linh của người dân các bản Thái. Trong nhiều nghi lễ truyền thống, trên mâm lễ bắt buộc phải có những bát canh uôi dâng cúng bày tỏ tấm lòng thơm thảo của con cháu đến thần linh, tổ tiên…

H’Mai (Báo Đăk Nông)

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây