Việc mở rộng diện tích trồng sầu riêng kéo theo thách thức về sâu bệnh, dịch hại do thâm canh cao, lạm dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ cây trồng.
Những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn TP Cần Thơ có sự gia tăng đáng kể. Nếu như năm 2015 toàn thành phố có 537ha trồng sầu riêng, thì đến nay lên đến 5.000ha. Trong đó, khoảng 3.000ha đang cho trái, với sản lượng ước đạt 37.000 tấn. Chủ lực là giống sầu riêng Ri6, chiếm 86% tổng diện tích.
Nhờ điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tương đối thuận lợi, sầu riêng được trồng tập trung chủ yếu tại huyện Phong Điền, Thới Lai và quận Ô Môn.
Thời gian qua, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ đã và đang triển khai các kế hoạch phát triển vùng sản xuất cây ăn trái tập trung cho năng suất và sản lượng cao. Trong đó có việc phát triển vùng trồng sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, phù hợp yêu cầu thị trường nhập khẩu.
Từ cơ sở này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ đã tổ chức đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình thí điểm trong nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, liên quan đến sản xuất và xuất khẩu sầu riêng. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng tuân thủ các quy định quốc tế và quốc gia về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Kim Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, do đối mặt với những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu (thời tiết thất thường, khô hạn, ngập úng), cộng với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, khiến việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác sầu riêng trên địa bàn gặp khó.
Đơn cử, tại TP Cần Thơ, bình quân mỗi nông hộ có diện tích canh tác từ 0,5 – 1ha, ngoài ra bà con còn kết hợp trồng xen các loại cây trồng khác, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều. Trình độ nông dân còn hạn chế, khiến việc sử dụng công nghệ để nhập dữ liệu liên quan đến vùng trồng, ghi chép sổ tay sản xuất rất khó khăn.
Một nguyên nhân khác, do ảnh hưởng về giá cả, dẫn đến việc bà con nông dân khai thác quá mức vườn sầu riêng, thậm chí là lạm dụng quá nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ra hoa khi cây chưa đủ thời gian phục hồi sau thu hoạch, dẫn đến cây suy kiệt nhanh chóng.
Cộng hưởng nhiều yếu tố, bà Thúy nhận định, việc mở rộng diện tích trồng sầu riêng Cần Thơ, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao, lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là những nguyên nhân khiến dịch hại trên sầu riêng phát sinh gây hại, tổn thất nặng nề cho sản xuất.
Qua ghi nhận thực tế, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã xác định được một số sinh vật gây hại trên sầu riêng là nhóm rầy phấn (rầy nhảy, rầy trắng) tập trung vào giai đoạn cây ra đọt non; rệp sáp hại trái; mọt đục thân, cành…
Bên cạnh đó, nhóm bệnh hại thường xuất hiện, “tấn công” các vườn sầu riêng Cần Thơ là thối thân xì mủ; cháy lá; thán thư. Ngoài ra các đối tượng khác như rầy xanh, sâu đục trái, bệnh thối hoa, thối trái… cũng xuất hiện rải rác tỷ lệ thấp, không đáng kể.
Theo bà Thúy, một số chuyên gia Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) cho biết, bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ, cháy lá, tuyến trùng, ngày càng nặng hơn nếu nhà vườn trồng sầu riêng lạm dụng hóa chất, đặc biệt là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đổ vào đất định kỳ.
Ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đã triển khai nhiều giải pháp chủ động quản lý diện tích nhiễm và hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc vườn. Trong đó, chú trọng áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp, tránh để lây lan. Nhất là siết chặt, theo dõi các đối tượng kiểm dịch thực vật trên trái sầu riêng tươi xuất khẩu sang Trung Quốc là ruồi đục trái và nhóm rệp sáp.
Đồng thời, xây dựng các chương trình khuyến nông, khoa học công nghệ cho cây sầu riêng. Ưu tiên đồng bộ từ giống, các biện pháp kỹ thuật canh tác, thu hoạch đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm.
Kim Anh
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn