07:28:08 08/01/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Đề xuất cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất thu gom, biến phụ phẩm nông nghiệp

Trước đây rơm thường được bỏ phí trên ruộng đồng nhưng hiện nhiều hộ dân ở Nam Định đã tận dụng thu gom và mang đi bán, vừa có thêm thu nhập lại bảo vệ môi trường. Trung bình một hecta lúa, người dân sẽ thu thêm được 2-3 triệu đồng từ rơm rạ.

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nam Định, hàng năm, sản lượng lúa trên địa bàn đạt khoảng 900.000 tấn, trong đó có gần 600.000 tấn lúa hàng hóa chất lượng cao, 30.000 tấn lúa đặc sản và các loại lúa khác. Ước tính, lượng phế phụ phẩm rơm, rạ từ sản xuất lúa tương đương khoảng 1 triệu tấn, chưa kể lượng phân trâu bò, phân gà, trấu, thân cây ngô, lạc, mùn cưa, cỏ dại… cũng hàng ngàn tấn mỗi năm.

Nguồn rơm rạ từ sản xuất lúa của tỉnh Nam Định trước đây gần như được nông dân đốt bỏ và thả xuống sông gây ách tắc dòng chảy. Tuy nhiên gần đây, nguồn rơm rạ đã được nông dân và các cá nhân, các HTX, tổ hợp tác mua và thu gom để làm nguyên liệu chính cho sản xuất nấm. Bên cạnh đó, người dân còn dùng rơm, rạ kết hợp phân trâu bò, phân gà, trấu… ủ thành phân hữu cơ, vừa góp phần giảm khí phát thải nhà kính so với việc chôn vùi rơm sau thu hoạch, vừa tạo ra phân bón tốt cho cây trồng.

Nhìn chung, có 2 giải pháp chính trong xử lý chất thải trồng trọt ở Nam Định hiện nay, gồm: Xử lý tại chỗ (đốt, vùi ruộng, ủ gốc); Thu gom và mang về xử lý, bảo quản, sử dụng trồng nấm, ủ phân hữu cơ, chế biến thức ăn cho trâu bò.

Mô hình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ. Ảnh: mtcs

Theo đó, trên địa bàn đã có nhiều mô hình tận dụng tốt rơm rạ và các nguồn phụ phẩm khác để phục vụ sản xuất nấm, tiêu biểu như HTX Sản xuất nấm và tiểu thủ công nghiệp Tuấn Hiệp, xã Hồng Thuận (huyện Giao Thuỷ). Trung bình mỗi năm, HTX này sử dụng khoảng 240 tấn rơm rạ, 60 tấn mùn cưa để trồng nấm. Hiện HTX đã có 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, như nấm sò trắng Tuấn Hiệp, mộc nhĩ thái sợi Tuấn Hiệp, nấm sò nâu Tuấn Hiệp, nấm linh chi Xuân Thủy, nem nấm Tuấn Hiệp, giò nấm Tuấn Hiệp.

Hay như HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nam Cường (xã Yên Cường, huyện Ý Yên) sản xuất 100 trăm tấn phân bón hữu cơ/năm, nguyên liệu chủ yếu là rơm rạ kết hợp phân trâu bò, phân gà.

Công ty CP thương mại Hương Giang (Khu công nghiệp Hoà Xá, TP. Nam Định) thì thu gom vỏ trấu từ các cơ sở xay xát lúa tại Nam Định và khắp các tỉnh Đồng bằng sông Hồng để sản xuất thanh củi trấu ép. Mỗi tháng, công ty này sản xuất 280 tấn/tháng, sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại các lò hơi, xưởng nhuộm… với giá bình quân 1.500 đồng/kg.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng trăm hộ cá thể sản xuất nấm với quy mô 20-200 tấn nguyên liệu/năm và hàng ngàn hộ chăn nuôi tích tụ, bảo quản, ủ thức ăn cho trâu bòvới lượng 5- 10 tấn/năm/hộ.

Hội viên nông dân chi hội 1 xã Hải Tân, huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) xử lý gốc rạ tại đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học. Ảnh: Bùi Văn Tú

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nam Định, nếu được khai thác, sử dụng hiệu quả thì rơm rạ và phế phụ phẩm nông nghiệp sẽ là nguồn thu nhập đáng kể và giải quyết được các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Trung bình 1ha sản xuất lúa, người dân sẽ thu thêm được 2-3 triệu đồng từ rơm rạ. Rất nhiều cá nhân, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp đứng ra thu mua rơm làm nấm xuất khẩu hoặc phân bón.

Để vận chuyển đi xa, rơm được người dân sử dụng máy cuộn thành hình tròn, giá mỗi cuộn khoảng 18.000 đến 20.000 đồng. Vào mùa hạn hán, thức ăn cho gia súc thiếu, có thời điểm rơm rạ lên đến 40.000-45.000 đồng một cuộn, người dân không đủ cung cấp.

Bên cạnh đó, sau mùa thu hoạch, nhiều hộ dân đã vùi rơm vào đất như lưu giữ nguồn phân bón cho vụ sau. Việc này giúp duy trì đạm và các bon trong đất. Đây là phương pháp thông dụng được người dân thực hiện ở các địa phương thuộc vùng úng trũng của các huyện như: Ý Yên, Vụ Bản,…

Theo tính toán, nếu kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý tốt thì trong một tấn phân bón hữu cơ từ rơm rạ sẽ có 10 kg đạm N; 9,5 kg lân P2O5 và 21 kg kali K2O. Cứ 1 tấn phân bón hữu cơ từ rơm rạ, nông dân có thể tiết kiệm gần 400.000-500.000 đồng.

Đặc biệt, trồng nấm được coi là một trong những phương pháp sinh học tận dụng nguồn rơm rạ hiệu quả nhất. Nấm rất giàu protein và sản phẩm được nhiều người ưa chuộng. Hiện mô hình trồng nấm rơm được nhiều địa phương ứng dụng bởi mang lại nguồn thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống. Có gia đình thu nhập từ nấm mỗi năm lên đến trăm triệu đồng.

Việc sử dụng máy cuộn rơm để thu gom rơm rạ ngày càng phổ biến trên nhiều cánh đồng lúa.

Để giúp bà con nông dân, các HTX, tổ hợp tác tận dụng tốt hơn lượng rơm rạ và phế phụ phẩm nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nam Định kiến nghị Sở NNPTNT tỉnh Nam Định phối hợp các sở ban ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết… về việc quản lý, xử lý, sử dụng chất thải nông nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường và sản xuất ra các sản phẩm phụ có ích trong đời sống và phục vụ lại ngành trồng trọt như: Sản xuất nấm, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, chất đốt, than sinh học.

Hai là, ban hành chính sách cụ thể, ưu đãi cho doanh nghiệp khi tham gia chuỗi sản xuất thu gom xứ lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành tài nguyên.

Ba là, cần sớm có chế tài xử phạt đối với hành vi đốt và xả thải rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp,… gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông; có chế độ khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có hành vi giám sát, tố cáo các cá nhân vi phạm việc đốt rơm rạ, phụ phẩm trồng trọt gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Bốn là, tích cực tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của người dân vì thực tế còn nhiều địa phương chưa được tiếp cận các mô hình xử lý phế phụ phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường.

Năm là, ưu tiên các đề tài, dự án, mô hình nghiên cứu chọn tạo và nhân các chủng vi sinh vật phục vụ sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm trồng trọt nói riêng và chất thải hữu cơ nói chung phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt; các giải pháp hữu ích từ việc tái chế, sử dụng phế phụ phẩm; nghiên cứu chế tạo máy móc, dụng cụ thu gom, chế tạo vật liệu từ phụ phẩm (máy gom, máy cuộn rơm rạ, cắt rơm rạ và xác thực vật khác). Có cơ chế hỗ trợ trang thiết bị, công nghệ và nguồn vốn vay cho các đơn vị có qui mô sản xuất lớn, theo điều kiện cụ thể của đơn vị, doanh nghiệp…

Thiên Hương

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây