13:53:19 21/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Đẩy mạnh thực hiện chỉ tiêu/tiêu chí chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại các đại phương vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Xây dựng nông thôn mới (NTM) ở những vùng đặc biệt khó khăn của cả nước nói chung cũng như tỉnh Nghệ An nói riêng đang có những thuận lợi và thời cơ lớn trong công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng hiện nay. Những khó khăn, thách thức trong xây dựng NTM ở những xã khu vực III sẽ có giải pháp thông minh tháo gỡ, giải quyết nếu như chính quyền ở những xã này chuyển đổi số thành công. Với 76 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An để sớm về đích NTM rất cần sự vào cuộc của Chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện hỗ trợ tối đa để các xã này chuyển đổi số nhanh, hiệu quả.

Chuyển đổi số đang được ứng dụng rộng rãi và đa lĩnh vực trong cuộc sống. Chính quyền số, xã hội số, kinh tế số là những thuật ngữ ngày càng phổ biến khi toàn thể xã hội đang từng bước chuyển dịch làm việc trong môi trường truyền thống sang làm việc trong môi trường số. Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu mang lại nhiều cơ hội và thách thức, tác động trực tiếp đến tất cả các cấp, các ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân chuyển đổi số góp phần thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp, làm cho nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn gần đô thị hơn, người nông dân năng động, nhanh nhạy hơn với kinh tế thị trường. Trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành chuyển đổi số giúp chính quyền cấp trên tương tác trực tiếp với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách và cả những người dân ở những vùng đặc biệt khó khăn từ đó hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả nhà nước ngày càng tăng. Để giúp các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM trước hết và cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chí chuyển đổi số cho 76 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Tiêu chí chuyển đổi số và tiêu chí xây dựng nông NTM thôn mới: Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu được sử dụng làm căn cứ để đánh giá, phân loại các sự vật, hiện tượng với nhau. Các tiêu chí được tập hợp trong một hệ thống trật tự, lô-gic nhất định tạo thành khung tiêu chí. Khung tiêu chí là bảng mô tả tổng hợp các tiêu chí đánh giá, các điểm số cho các tiêu chí và tiêu chí thành phần và cách thức đánh giá chất lượng cho từng tiêu chí, tiêu chí thành phần đó.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả chuyển đổi số là công cụ, thước đo giúp cho các chủ thể được giao quyền đánh giá tổ chức thực hiện việc đánh giá hiệu quả chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức nhà nước theo các tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định. Các tiêu chí được cụ thể hóa bằng các tiêu chí thành phần và chỉ số đánh giá.

Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả chuyển đổi số là một quy trình bao gồm một số bước, từ quá trình xác định vấn đề tới việc lựa chọn, thiết lập các tiêu chuẩn, chuẩn mực đánh giá; xác định, liệt kê các tiêu chí đánh giá trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của quốc tế, thực tiễn trong nước; sự tham gia đóng góp hoặc quá trình sáng tạo từ các hoạt động quản lý, công tác thực tiễn để tạo ra được một công cụ đo lường các mức độ chất lượng trong quá trình chuyển đổi số. Trong bối cảnh hiện nay, tiêu chí đánh giá hiệu quả chuyển đổi số về tổng thể có 8 chỉ số chính cần phải đo lường được để đánh giá hiệu quả chuyển đổi số như sau: Nhận thức số; Thể chế số; Hạ tầng số; Nhân lực số; An toàn thông tin mạng; Hoạt động chính quyền số; Hoạt động kinh tế số; Hoạt động xã hội số.

Mỗi tiêu chí được đo lường bằng các chỉ số; mỗi tiêu chí chính lại có những tiêu chí thành phần, các tiêu chí (chỉ số) thành phần này có thể ngày càng nhiều hơn do sự phát triển của công nghệ số phản ánh thực tiễn chuyển đổi số đang diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp xã gốm 02 nhóm với 08 chỉ số chính và 52 chỉ số thành phần.

TTChỉ số chính (08 chỉ số chính)Chỉ số thành phần (52 chỉ số thành phần)
INhóm chỉ số nền tảng chung
1Nhận thức số06
2Thể chế số06
3Hạ tầng số07
4Nhân lực số07
5An toàn thông tin mạng02
IINhóm chỉ số hoạt động
1Hoạt động chính quyền số16
2Hoạt động kinh tế số04
3Hoạt động xã hội số04

Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025 được ban hành kèm theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ

Thay đổi tư duy chuyển đổi số ở các xã đặc biệt khó khăn phải được đi trước, ưu tiên thúc đẩy nhanh: Chuyển đổi số có nhiều lợi ích phù hợp với lý luận và thực tiễn quản lý công trong xu thế phát triển. Chuyển đổi số trong xã hội nhằm hình thành xã hội số. Xã hội số, xét theo nghĩa rộng, là bao trùm lên mọi hoạt động của con người. Động lực chính của xã hội số là công nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân. Xét theo nghĩa hẹp, gồm công dân số và văn hóa số. Chuyển đổi số có thể giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận dịch vụ, mang lại nhiều tiến bộ về chất lượng cuộc sống.

Mỗi người dân với một chiếc điện thoại thông minh (Smartphone), mỗi hộ gia đình một đường cáp quang là có thể trở thành một doanh nghiệp, có thể tiếp cận với cả thế giới. Chuyển đổi số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chính quyền số nhờ dữ liệu số và công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) thấu hiểu người dân hơn. Vì vậy, Chính quyền cung cấp dịch vụ số tốt hơn, phục vụ người dân tốt hơn.

Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra được cấp một mã định danh duy nhất, đến kỳ thì gia đình nhận được thông báo đi tiêm phòng từ chính quyền, đến tuổi đi học thì chính quyền dựa trên số liệu dân cư để quyết định phân bổ cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục, tránh nơi bị thừa, nơi lại thiếu, đến tuổi trưởng thành thì tự động nhận được căn cước công dân…

Từ những lợi ích của chuyển đổi số như trên, chính quyền tỉnh Nghệ An cần thiết phải có những giải pháp cụ thể thúc đẩy chuyển đổi số nhanh ở những xã đặc biệt khó khăn cùng với nỗ lực hoàn thành những tiêu chí xây dựng NTM mà những xã đó chưa đạt được. chuyển đổi số nhanh có tác động tích cực làm cho chính quyền các xã đặc biệt khó khăn hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. chuyển đổi số nhanh làm cho Người dân, nguồn nhân lực ở các xã đặc biệt khó khăn năng động hơn, phòng chống tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỉ lại, của một bộ phận người dân, cán bộ, công chức. Trong chuyển đổi số cần học hỏi, vận dụng sáng tạo những mô hình chuyển đổi số thành công ở những vùng đặc biệt khó khăn trên cả nước.

Ví dụ trên Tạp chí điện tử có bài viết “Đẩy mạnh chuyển đổi số trong đồng bào dân tộc thiểu số”. Bài báo dẫn một ví dụ điển hình ở xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An: “Hơn 1 năm nay, nhờ có lắp đặt mạng Internet, bà Vi Thị Hà ở bản Khúa, xã Châu Lý (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh để gọi điện và thấy hình ảnh của các con cháu ở xa. Không những thế, nhờ có mạng Internet giúp việc sản xuất, chăn nuôi của gia đình bà cũng trở nên dễ dàng hơn trước. “Bây giờ mạng vào trong bản, trong làng rồi tiện ích các thứ như nạp tiền điện, tiền điện thoại, rút tiền, rồi còn lên facebook, zalo học hỏi được nhiều thứ để chăn nuôi. Các bà có điều kiện phát triển hơn nhiều”- bà Vi Thị Hà chia sẻ.

Tận dụng những tiện ích về công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc, sản xuất hay nhu cầu sinh hoạt đang trở thành xu hướng tích cực ở huyện miền núi Quỳ Hợp. Chuyển đổi số không chỉ ở việc lắp đặt hạ tầng mà còn là vấn đề thay đổi nhận thức của người dân được thụ hưởng. Điều này đối với một xã nghèo như Châu Lý đã có những tín hiệu lạc quan. Hệ thống camera an ninh mới tại các hộ dân tham gia làm du lịch cộng đồng ở bản Chọng Bùng được đưa vào sử dụng từ nguồn xã hội hóa là một minh chứng.

Việc quan tâm, tăng cường chuyển đổi số tới vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số đang từng ngày được các đơn vị cung cấp dịch vụ quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Chuyển đổi số là một trong những dấu ấn nổi bật của huyện miền núi Quỳ Hợp sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển. Những kết quả bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, đồng bào dân tộc thiểu số càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn. Chuyển đổi số tạo dấu ấn mới cho diện mạo nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, góp phần vào quá trình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

Chuyển đổi số đã giúp cho các hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã kết nối thị trường. Đây thực sự là một lợi ích to lớn mà trước đây không có nền tảng số thì rất khó thực hiện. Chuyển đổi số sẽ giúp các hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng. Những sản phảm đảm bảo chất lượng của những xã đặc biệt khó khăn này sẽ được Shipper trực tiếp chuyển đến khách hàng mà không phải qua nhiều tầng nấc trung gian, những sản phẩm OCOP sẽ được đưa lên sàn giao dịch điện tử để quảng bá sản phẩm, bán hàng.

Chuyển đổi số giúp Nhà nước cung ứng dịch vụ công ở những xã đặc biệt khó khăn tốt hơn. Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế nhà nước có rất nhiều chính sách tốt cho vùng sâu, vùng xa, bãi ngang, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn… Để thực thi các chính sách này có hiệu quả, người dân thực sự được thụ hưởng chính sách chuyển đổi số sẽ giúp cho người dân tiếp cận dịch vụ công nhanh hơn. Chính vì vậy những cơ quan cần được số hóa đầu tiên ở các xã đặc biệt khó khăn là: Điểm bưu điện văn hóa xã, các trường học mầm non, tiểu học, THCS, trường dân tộc nội trú và các trạm y tế xã,…

Tỉnh Nghệ An có đề tài khoa học cấp tỉnh: “Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và đề xuất giải pháp, mô hình chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Đây là một đề tài khoa học khá công phu, khảo sát và xây dựng các mô hình chuyển đổi số ở một số xã cụ thể, có số liệu đo lường thực chứng. Nhóm nghiên cứu đề tài khoa học đã đề xuất 3 kiến nghị: Quan tâm, chỉ đạo của UBND huyện, tiếp thu kết quả nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi số cấp xã, cấp huyện; có cơ chế, chính sách trong việc bố trí ngân sách từ cấp tỉnh về cho xã; đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, ban hành, hướng dẫn chính thức về chuyển đổi số cấp xã, đặc biệt là bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp xã. Để tiếp tục phát triển đề tài này đề nghị nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu sâu hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin và đề xuất giải pháp, mô hình chuyển đổi số ở những xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Trước mắt, để việc chuyển đổi số trong vùng đặc biệt khó khăn đạt hiệu quả, hệ thống chính trị các cấp tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của bà con về các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet trong đời sống và sản xuất. Bên cạnh đó, công nghệ số cần bám sát vào đời sống bà con thông qua các hoạt động thiết thực như: chính quyền có thể giao tiếp với người dân qua zalo, cung cấp dịch vụ trực tuyến; cài đặt các hệ thống cảm biến, camera theo dõi các chỉ số phát triển kinh tế – xã hội để có thông tin trực tuyến… Cấp huyện, cấp xã ở những vùng đặc biệt khó khăn thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi số, nhằm thay đổi phương thức làm việc, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính và kinh doanh. Đưa chỉ số chuyển đổi số vào mục tiêu phấn đấu hằng năm, hằng quý, hằng tháng. Hoàn thiện khung tiêu chí đánh giá chuyển đổi số áp dụng cho những xã đặc biệt khó khăn.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây