12:25:12 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, năm 2024, các quận, huyện, thị xã đăng ký đánh giá, phân hạng 510 sản phẩm OCOP. Như vậy, đến hết năm 2024, số lượng sản phẩm OCOP sẽ vượt mục tiêu Chương trình đề ra trước 1 năm.

Sản phẩm OCOP hoa đồng tiền của xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, theo Văn phòng Điều phối Chương trìnhxây dựng nông thôn mớiThành phố Hà Nội, đến nay, số lượngsản phẩm OCOP5 sao được công nhận mới có 6 sản phẩm.

Thành phố phấn đấu đến năm 2025 có 3% sản phẩm tiềm năng 5 sao đăng ký tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Trong năm 2024 và 2025, thành phố sẽ tập trung rà soát, hỗ trợ các sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao để trình Trung ương công nhận nhằm bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra.

Gia tăng sản phẩm OCOP

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 12 sản phẩm OCOP thuộc 2 quận là Bắc Từ Liêm và Long Biên, trong đó có 6 sản phẩm đạt 3 sao; 6 sản phẩm tiềm năng 4 sao đang chờ Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố tiến hành đánh giá.

Tính chung lũy kế từ 2019 đến nay, Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm (bằng 89% so với mục tiêu giai đoạn đến hết năm 2025 là 3.054 sản phẩm), trong đó 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao.

Tính chung lũy kế từ 2019 đến nay, Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm (bằng 89% so với mục tiêu giai đoạn đến hết năm 2025 là 3.054 sản phẩm), trong đó 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao.

Tại các huyện trên địa bàn thành phố, số lượng sản phẩm OCOP cũng tăng nhanh. Phó chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Phùng Khắc Sơn cho biết: Đến nay, huyện Thạch Thất có 162 sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao, trong đó có 116 sản phẩm đạt 4 sao; 46 sản phẩm đạt 3 sao.

Các chủ thể đã quan tâm hơn về kiểm soát chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu,truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, bán hàng, tiêu thụ sản phẩm nên thị trường tiêu thụ được mở rộng, giá trị hàng hóa tăng cao hơn so với trước khi chưa đạtchứng nhận OCOP.

Tại Sóc Sơn, năm 2023, huyện đã hoàn thành đánh giá và công nhận 36 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP đạt 3 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đến quý II/2024 là 125 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP.

Huyện cũng hỗ trợ các chương trình phát triển sản phẩm cho hơn 50 chủ thể OCOP nhằm thay đổi tư duy, cách thức phát triển sản phẩm trong tình hình mới; hỗ trợ tạo điều kiện phát triển thêm 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nâng số điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP lên 9 điểm nhằm không ngừng quảng bá, phát triển sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trên địa bàn.

Các sản phẩm được UBND thành phố, UBND huyện công nhận OCOP là những sản phẩm có giá trị chất lượng, kinh tế, đã có vị thế, uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng, sử dụng. Sau khi sản phẩm được công nhận OCOP, sản lượng, doanh thu tăng trung bình 20% so với trước khi có thương hiệu.

Các sản phẩm được UBND thành phố, UBND huyện công nhận OCOP là những sản phẩm có giá trị chất lượng, kinh tế, đã có vị thế, uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng, sử dụng. Sau khi sản phẩm được công nhận OCOP, sản lượng, doanh thu tăng trung bình 20% so với trước khi có thương hiệu.

Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bên cạnh việc phát triển số lượng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP thì việc kết nối, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng. Hiện, Thành phố Hà Nội cũng quan tâm tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP sản xuất kinh doanh các sản phẩm có chất lượng; Khuyến khích phát triển sản phẩm hàng hóa gắn với các loại hình thương mại, dịch vụ điện tử, văn minh, hiện đại.

Bên cạnh đó, thành phố đã phát triển được 105 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tạo điều kiện để người tiêu dùng thủ đô nhận diện vàtiêu thụ sản phẩm OCOP.

Về phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đến hết năm 2023 có 10 trung tâm của 8 huyện (Phú Xuyên, Gia Lâm, Ứng Hòa, Đông Anh, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức) và quận Hà Đông.

Năm 2024, theo kế hoạch, thành phố công nhận thêm từ 5-10 Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu,quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các quận, huyện, thị xã.

Năm 2024, theo kế hoạch, thành phố công nhận thêm từ 5-10 Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu,quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các quận, huyện, thị xã.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Đỗ Minh Tuấn cũng thông tin: Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, huyện đã tham gia hỗ trợ các chủ thể chương trình kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm, hỗ trợ thiết kế bao bì nhãn hiệu, biển hiệu giới thiệu sản phẩm OCOP, phát triển thêm từ 2-3 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.

Đồng thời, huyện tăng cường thực hiện các Chương trình hướng dẫn, đào tạo các chủ thể các kỹ năng marketing, phát triển sản phẩm nhằm thay đổi tư duy, có các cách làm phù hợp theo sự phát triển của thị trường. Nhờ vậy, trên địa bàn huyện hiện có 7 hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 5 hợp tác xã ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; 11 hợp tác xã với 45 sản phẩm OCOP được thành phố đánh giá, phân hạng.

“Các sản phẩm OCOP đã khẳng định được uy tín, chất lượng, thương hiệu sản phẩm với thị trường, có nhiều hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm được ký kết; bao bì, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được các chủ thể coi trọng, sản phẩm thực sự đem lại niềm tin cho người tiêu dùng. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn”- ông Đỗ Minh Tuấn cho biết thêm.

Các sản phẩm OCOP đã khẳng định được uy tín, chất lượng, thương hiệu sản phẩm với thị trường, có nhiều hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm được ký kết; bao bì, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được các chủ thể coi trọng, sản phẩm thực sự đem lại niềm tin cho người tiêu dùng, từ đó, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

(Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Đỗ Minh Tuấn)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây