HACCP là tiêu chuẩn rất khắt khe trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ấy thế mà một HTX sản xuất lúa gạo đã vinh dự là một trong các đơn vị đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là “Sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn” theo HACCP.
Sạch từ những điều nhỏ nhất
Xã Hợp Hưng (huyện Vụ Bản – Nam Định) vốn là vùng đất màu mỡ, thích hợp để canh tác lúa gạo. Các sản phẩm gạo trồng ở đây nổi tiếng thơn ngon và giàu các loại khoáng chất.
Nhận thấy những ưu đãi to lớn từ thiên nhiên, anh Hoàng Văn Bốn đã quyết định lựa chọn con đường sản xuất gạo sạch, vừa để tiêu thụ nông sản cho bà con, vừa xây dựng một thương hiệu nông sản địa phương hướng tới mục tiêu an toàn bền vững.
Tháng 8/2018, HTX chế biến nông sản Bốn Thuận chính thức được thành lập do anh Hoàng Văn Bốn làm Giám đốc. Từ 7 thành viên ban đầu, đến nay HTX đã phát triển lên hơn 30 thành viên, mỗi năm sản xuất, thu mua, chế biến hơn 10 nghìn tấn. Nói về việc lựa chọn hướng đi cho HTX, anh Hoàng Văn Bốn nhấn mạnh: “Yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất là phải sạch”. Chính vì thế việc lựa chọn vùng nguyên liệu anh Bốn rất khắt khe, phải cách xa khu công nghiệp, chủ động tưới tiêu, giảm thiểu tối đa tác động về mặt môi trường…
Không những thế, để hạn chế sâu bệnh, các thành viên vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo cấy. Làm đất tơi nhuyễn giúp cho các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển để cây lúa khỏe mạnh. Quá trình ngâm ủ giống và gieo cấy được thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn sản xuất gạo sạch.
Công đoạn chăm sóc và phòng trừ dịch hại cũng đều được các thành viên HTX thực hiện hoàn toàn thủ công, nói không với thuốc hóa học, thuốc kích thích, thuốc diệt cỏ bởi theo anh Bốn: “Nếu như không có chế độ chăm sóc sạch thì gạo được sản xuất ra sẽ không thể đảm bảo theo tiêu chuẩn của các chuyên gia”.
Đặc biệt, việc phòng dịch hại tổng hợp IPM giúp lúa ít nhiễm sâu bệnh, năng suất không giảm lại tiết kiệm được khoản tiền mua thuốc trừ sâu rất lớn. Nhờ không phun thuốc nên những loại côn trùng có ích góp phần tiêu diệt các loại côn trùng có hại, khống chế sâu bệnh.
Cách làm này không chỉ bảo đảm nguyên liệu đầu vào phục vụ cho chế biến mà còn góp phần bảo vệ môi trường, người dân cũng hạn chế tiếp xúc với các thuốc hóa học độc hại.
Việc thu hoạch lúa được lên kế hoạch chặt chẽ trước hai tuần và thực hiện theo nguyên tắc gặt xong sau 3 giờ phải chuyển về nơi tập kết để sấy theo từng vùng nguyên liệu. Theo Ban giám đốc HTX, ngoài vùng nguyên liệu của các thành viên, HTX còn liên kết với một số HTX trong tỉnh thu mua thóc từ các xã lân cận của các huyện Vụ Bản, Ý Yên nên khi vận chuyển về cần để riêng nhằm bảo đảm gạo không bị pha tạp, ảnh hưởng đến chất lượng.
Đạt an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế
Để phục vụ cho khâu chê biến, HTX đầu tư xây dựng sân phơi, nhà xưởng, trạm biến áp, cân điện tử và hệ thống băng chuyền máy móc hiện đại, trong đó máy tách màu trị giá 1,8 tỷ đồng, máy lau bóng trị giá 600 triệu đồng. Khu vực nhà xưởng được xây dựng khép kín để hạn chế bụi bay ra ngoài, trong nhà xưởng có hệ thống hút bụi và chống ồn, bảo đảm không ô nhiễm tiếng ồn, hạn chế tác động từ quá trình sản xuất đến môi trường và cuộc sống của người dân.
Tôn trọng tính tự nhiên cho người tiêu dùng và đảm bảo việc gạo sạch đúng tiêu chuẩn, việc xay xát chế biến đóng gói của HTX cũng được thực hiện theo các nguyên tắc: Không sử dụng chất bảo quản, không ủ hương liệu, không xát gạo trắng quá, kiểm soát gạo thành phẩm, bảo quản trong kho thoáng mát đúng tiêu chuẩn quy định.
Toàn bộ nguồn chất thải từ vỏ trấu đều được HTX thu gom và sử dụng ủ cùng phân gia súc, gia cầm sau đó bón cho toàn bộ diện tích lúa nguyên liệu. Song song đó, cám là một trong những phụ phẩm trong quá trình chế biến cũng được tận dụng để sàng lọc và cho ra sản phẩm bột cám gạo làm 100% từ cám gạo nguyên chất.
Chính vì vậy mà quy trình sản xuất của HTX đã hạn chế đến mức thấp nhất nguồn chất thải, góp phần bảo vệ môi trường và gia tăng giá trị sản phẩm. Thương hiệu “Gạo sạch Bốn Thuận” vinh dự là một trong những đơn vị sản xuất lúa gạo đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là “Sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn” theo quy trình khép kín từ vùng nguyên liệu, hạt giống, quy trình canh tác, bảo quản không hóa chất được chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất Đông Nam Á theo tiêu chuẩn HACCP, mang đến cho người tiêu dùng những hạt gạo sạch, dẻo thơm.
CHUYÊN TRANG CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Huyền Trang – Hải Yến
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn