03:01:31 24/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Đặc sản dưa chuột núi, hồng chín đỏ ở vùng cao Kỳ Sơn vào mùa

Nhiều nông sản đặc trưng của vùng cao xứ Nghệ như hồng, dưa chuột núi, cá suối… được người dân quảng bá qua mạng xã hội, bán online. Nhờ đó, sức tiêu thụ mạnh, người dân phấn khởi khi sản phẩm làm ra bán được giá.

Nhiều đặc sản tiềm năng OCOP

Ở huyện biên giới Kỳ Sơn, bước vào thời điểm cuối tháng 8 đầu tháng 9 hàng năm là mùa thu hoạch nhiều loại nông sản và lâm sản phụ đặc trưng của địa phương như: Hồng, dưa chuột núi, măng rừng, bí và nhiều loại rau xanh…

Ở Kỳ Sơn, cây hồng được trồng ở vườn nhà và trên nương rẫy xa. Ảnh: HT

Thời điểm này, nhiều thương lái địa phương đến xã Tây Sơn để thu gom hồng. Nơi đây đang bước vào mùa thu hoạch, hồng đã chín đỏ rực trên cành cây. Ông Vừ Rả Tênh, cán bộ xã Tây Sơn cho biết, cây hồng đã được người dân Tây Sơn trồng hàng chục năm nay, và chủ yếu trồng ở các rẫy sản xuất. Chỉ một số ít trồng ở vườn nhà, và tập trung ở bản Huồi Giảng 1, Huồi Giảng 2. Cây hồng là đối tượng có thể được xây dựng sản phẩm OCOP ở vùng cao này.

Theo lời một thương lái chuyên thu gom nông sản vùng cao ở Kỳ Sơn, số lượng hồng trồng tại vườn nhà người dân Tây Sơn không nhiều, chủ yếu họ trồng ở nương rẫy khá xa khu dân cư. Vì vậy, mỗi năm người buôn bán chỉ theo chân người dân vào rẫy “xem hàng” một lần, rồi thoả thuận bao tiêu cho hộ gia đình đó. Đến mùa, gia đình sẽ tự hái hồng, thương lái đến tại bản để lấy hàng theo số lượng, giá cả tuỳ thuộc vào chất lượng và kích cỡ của quả.

Hồng Kỳ Sơn để chín tự nhiên, vỏ mỏng, ngọt. Ảnh: HT

“Năm nay hồng bán tại vườn hết rồi, không có để mang ra chợ bán. thương lái họ đặt hàng mua toàn bộ 3 cây của vườn nhà, hàng ngày người nhà chỉ việc hái xuống đóng vào bao bì, vào thùng để họ đến lấy. Mấy ngày trước nghỉ lễ đến nay mỗi cây bán được khoảng 5 – 6 triệu đồng, giá dao động từ 25 – 30 ngàn đồng/kg tuỳ to, nhỏ” – anh Vừ Vả Tu ở bản Huồi Giảng 1 cho biết.

Ngoài xã Tây Sơn, một số xã khác ở huyện Kỳ Sơn như Mường Lống, Na Ngoi, Keng Đu… cũng trồng hồng, song số lượng rải rác không tập trung nhiều như ở Tây Sơn.

Mùa thu hoạch hồng chỉ khoảng 1 – 2 tháng, từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10 hàng năm, cao điểm là đầu tháng 9. Tại xã Mường Lống, hiện nay hồng được người dân trồng rải rác ở các bản với số lượng ít gồm 3 loại hồng: Hồng giòn Nhật Bản, hồng trứng và hồng đá.

Hồng bán tại điểm du lịch cộng đồng ở Mường Lống. Ảnh: HT

Đơn hàng online chiếm ưu thế

Chị Lê Thị Vân ở xã Mường Lống cho biết, hiện địa phương chỉ có vườn của ông Hờ Pà Chù ở bản Mường Lống 2 trồng vài chục cây, vừa bán quả, vừa đón khách du lịch vào trải nghiệm. Ngoài ra, chỉ còn rải rác một vài hộ trồng, chủ yếu giống hồng đá chín rộ vào tháng 11 – 12 sau khi cây rụng hết lá. Quả hồng bán tại vườn ở Mường Lống với giá 30 ngàn đồng/kg, tham quan, check – in vườn hồng 30 ngàn đồng/vé.

Khách mua hồng ở Kỳ Sơn cho biết, chủ yếu hồng được bán online và đặt dịch vụ gửi hàng qua các chuyến xe khách liên huyện, hoặc dịch vụ vận chuyển hàng từ Kỳ Sơn đi các địa phương, nhiều nhất là xuống thành phố Vinh. Giá vận chuyển trung bình từ 20 – 40 ngàn đồng/đơn hàng hồng từ 5 – 20 kg.

Đặc sản dưa chuột trồng trên các nương rẫy vùng cao được thị trường ưa chuộng. Ảnh: HT
Ngoài hồng, thời điểm này nông dân các huyện vùng cao xứ Nghệ còn tranh thủ thu hoạch dưa chuột núi, bí ngàn, măng rừng… Thời điểm tháng 8 – 9 hàng năm là mùa thu hoạch dưa chuột núi. Đây là giống dưa chuột đặc trưng của đồng bào vùng cao, thường được trồng xen canh các loại cây khác trên các sườn núi, các khu vực gia trại sản xuất của người dân. Loại dưa chuột này có thịt chắc, giòn ngọt và trọng lượng trung bình từ 0,3 – 1 kg/quả; đặc biệt có những quả trên 1 kg.

Chị Phạm Thị Thu Hiền, một thương lái ở thành phố Vinh cho biết, chuyên kinh doanh mặt hàng nông sản vùng cao đã nhiều năm, song chị chủ yếu buôn bán qua mạng. Mọi khâu từ liên hệ đặt hàng, đặt dịch vụ vận chuyển, quảng cáo sản phẩm cho đến giao hàng cho khách đều thực hiện online.

Dưa chuột núi được thương lái thu gom tại bản. Ảnh: CSCC

Dịp này, chị Hiền cho biết, các sản phẩm như hồng Kỳ Sơn, dưa chuột núi, ngô nếp, măng rừng đang rất đắt khách, hàng đặt đến đâu đều bán hết đến đó và chủ yếu là mua, bán online. Hồng Kỳ Sơn bán với giá 89 ngàn đồng/3 kg, phí ship hàng do khách mua trả, tuỳ vào quãng đường xa gần.

Các loại nông sản được tập kết tại thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn) chờ nhập cho thương lái và bán cho khách địa phương. Ảnh: HT

Tại các xã vùng cao như Tri Lễ, Nậm Giải (Quế Phong), Mường Lống, Na Ngoi (Kỳ Sơn)… người dân còn lập các trang Facebook, Zalo để trao đổi thông tin thu hoạch nông sản, buôn bán, ship hàng trong xã, huyện và kết nối các thương lái đến tận nơi thu mua.

Hiện tại, giá dưa chuột núi thương lái thu mua tại xã, bản khoảng 10 – 12 ngàn đồng/kg và nhập sỉ tại các thị trường miền xuôi khoảng 15 – 18 ngàn đồng/kg và sản phẩm này đến tay người tiêu dùng có giá từ 25 – 30 ngàn đồng/kg tuỳ thời điểm, càng gần cuối vụ giá càng cao.

Người dân xã Nậm Giải (Quế Phong) lập trang Facebook bán nông sản với hơn 8.000 thành viên. Ảnh: HT

Hiện nay, hầu hết các thôn, bản vùng cao người dân đã biết dùng mạng xã hội để kết nối buôn bán nông sản, trao đổi các sản phẩm giữa các thôn, bản, các xã, huyện. Nhờ đó, giúp bà con tăng gia sản xuất theo hướng hàng hoá, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tạo sự năng động, từng bước thoát khỏi tư duy trông chờ, ỷ lại. Cũng từ đó, hình thành các điểm thu mua, kết nối tiêu thụ nông sản, tăng giá trị ngành dịch vụ cho các địa phương và xây dựng các sản phẩm OCOP đặc trưng.

Hiện nay, Kỳ Sơn có khá nhiều đặc sản OCOP: Trà Shan tuyết của Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất chè hữu cơ Huồi Tụ, đóng tại bản Huồi Lê, xã Huồi Tụ; bò giàng Hậu Quế của hộ kinh doanh Bùi Thị Quế, khối 5, thị trấn Mường Xén; tinh dầu gừng và bột gừng Kỳ Sơn của Hợp tác xã Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ; gà đen Mường Lống của Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch cộng đồng Mường Lống, xã Mường Lống; các sản phẩm của Hợp tác xã Thổ cẩm Na Loi (chân váy, váy, khăn quàng, khăn trải bàn) đóng tại bản Na Loi, xã Na Loi…

Gà đen Mường Lống – Một sản phẩm OCOP ở Kỳ Sơn. Ảnh: Hoài Thu

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây