03:00:45 25/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Con đặc sản nuôi dày đặc ở bể xi măng đang tăng giá tốt ở Kiên Giang, ông bán con giống nói câu bất ngờ

Sau hơn 2 năm liên tục giảm giá ở mức khá thấp (từ 85.000 -90.000 đồng/kg) khoảng 3 tháng nay giá lươn thương phẩm (lươn nuôi không bùn trong bể lót bạt, bể xi măng) ở một số tỉnh miền Tây, trong đó có tỉnh Kiên Giang bắt đầu tăng và duy trì ở mức khá cao, từ 100.000-110.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Kiên Giang, nhiều người nuôi lươn cho biết: Với giá lươn hiện tại đảm bảo người nuôi có lãi nhưng vẫn cân nhắc trong việc đầu tư thả nuôi nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu.

Là một trong những hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi lươn theo hình thức không bùn sử dụng thức ăn viên ở xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), bà Huỳnh Thị Diệu, ấp Ngã Con phấn khởi cho biết: Từ đầu tháng 7/2024 giá lươn thịt bắt đầu tăng dần cho đến nay và hiện thương lái đang thu mua với giá lươn loại nhất (200gram/con) 115.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so với mức giá từ tháng 6/2024 trở về trước.

“Gia đình thường duy trì nuôi từ 10.000-12.000 con lươn và chia ra nhiều đợt thả giống từ 3.000 – 5.000 con để tránh tới kỳ thu hoạch dồn với số lượng dễ bị thương lái ép giá.

Bên cạnh đó, do nuôi thành nhiều đợt có thể bán lẻ cho các tiểu thương và các nhà hàng, quán ăn ở địa phương với mức giá cao hơn thương lái mua tập trung từ 10.000-15.000 đồng/kg, giúp tăng lợi nhuận.

Gần đây giá lươn thịt dần nhích lên hơn 110.000 đồng/kg gia đình rất phấn khởi và sẽ tăng số lượng thả nuôi hy vọng giá lươn thịt duy trì ở mức này trở lên để phát triển kinh tế gia đình”, bà Diệu nói.

Tại huyện U Minh Thượng, một trong những địa phương có số lượng lươn nuôi không bùn lớn ở tỉnh Kiên Giang (hơn 20 hộ với hơn 100 bể nuôi, hơn 300.000 con), một số người chuyên cung cấp lươn giống trong huyện cho biết, giá lươn thịt tăng lên đã kéo theo tình hình mua bán lươn giống cũng trở nên sôi động hơn.

Mô hình nuôi lươn không bùn mật độ dày đặc ở xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang). Giá lươn thương phẩm tăng lên hơn 110.000 đồng/kg giúp nông dân nuôi lươn có lãi. Ảnh: Văn Sĩ – TTXVN.

Ông Đặng Chí Tâm, người chuyên cung cấp lươn giống ở ấp Minh Dũng, xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng cho biết: Từ năm 2022 đến giữa năm 2024, do giá lươn thịt giảm thấp giá lươn giống cũng giảm còn 3.000 – 3.500 đồng/con nhưng số lượng lươn giống bán ra giảm mạnh, bằng 60% so với trước đó.

“Từ giữa tháng 7/2024 đến nay giá lươn thịt tăng lên nên số lượng lươn giống được khách hàng đặt mua tăng lên, trung bình mỗi tháng cơ sở bán ra khoảng 30.000 con, tăng 10.000 con so với trước đó. Với mức giá lươn thương phẩm từ 110.000 đồng/kg như hiện tại, người nuôi sẽ có lãi từ 25.000-30.0000 đồng/kg sau khi trừ các khoản chi phí.

Tuy nhiên, giá lươn thịt phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ trong nước nên chưa mang tính ổn định nên người nuôi cũng nên cân nhắc, không nên tăng số lượng thả nuôi quá lớn để tránh cung vượt cầu”, ông Tâm chia sẻ.

Cũng có cùng lo ngại tình hình giá lươn thịt tăng sẽ dẫn đến tình trạng thả nuôi ồ ạt dễ dẫn đến giá sụt giảm sắp tới, ông Lê Văn Bảo, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng cho hay gia đình vừa bán hơn 3.000 con lươn với giá 110.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong 3 đợt lươn nuôi của gia đình ông từ đầu năm 2022 đến nay và lợi nhuận mang về hơn 8 triệu đồng.

Theo ghi nhận của phóng viên, giá lươn thương phẩm tại một số tỉnh miền Tây như: Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ, giá lươn thương phẩm loại nhất đang được thương lái thu mua với giá từ 110.000 -115.000 đồng/kg; lươn xô ngang có giá 100.000 đồng/kg. Mức giá này tăng từ 20.000-25.000 đồng/kg so với thời điểm từ tháng 7/2024 trở về trước.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, tỉnh có khoảng 360 hộ nuôi lươn không bùn với gần 1.650 bể nuôi.

Một số huyện có nhiều nông dân áp dụng mô hình này gồm: Gò Quao, U Minh Thượng, Tân Hiệp, An Minh, Giồng Riềng, Châu Thành và chủ yếu nông dân lươn theo hình thức tự phát.

Ông Nguyễn Văn Hiển, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết: Mô hình nuôi lươn không bùn được nông dân áp dụng từ năm 2016 và phát triển mạnh từ năm 2019 đến nay.

Mô hình nuôi lươn không bùn dễ áp dụng, chi phí đầu tư tương đối thấp và ít xảy ra dịch bệnh nên được nhiều nông dân tận dụng không gian xung quanh nhà, hoặc chuồng nuôi lợn bỏ trống sau các đợt dịch lợn tai xanh để chuyển sang nuôi lươn.

So với những năm trước chủ yếu người dân nuôi lươn không bùn để giúp tăng thêm thu nhập, vài năm gần đây mô hình nuôi lươn không bùn trở thành nghề chủ lực phát triển kinh tế của nhiều hộ dân trong tỉnh với quy mô nuôi khá lớn, từ 20.000-30.000 con/hộ/năm.

Để mô hình nuôi lươn không bùn phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thường xuyên thống kê số lượng hộ nuôi và bể nuôi lươn không bùn để đánh giá tình hình phát triển đối tượng nuôi này.

Đồng thời, tăng cường tìm kiếm doanh nghiệp chuyên thu mua chế biến và xuất khẩu lươn thương phẩm để giới thiệu, kết nối thu mua, bao tiêu đầu ra với mức giá ổn định với các tổ hợp tác nuôi lươn của tỉnh.

Cùng đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nuôi; vận động thành lập tổ hợp tác nuôi lươn đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng mô hình mẫu để nông dân tham quan học hỏi và áp dụng; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các hộ nuôi lươn phát triển số lượng ổn định, có chất lượng, không dùng kháng sinh để đảm bảo cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Văn Sỹ (TTXVN)

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây