06:40:21 05/02/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Con Cuông nổ lực xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong 3 chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 được Chỉnh phủ phê duyệt tại quyết định số 263/QĐ-TTg, ngày 22/02/2022. Nhằm thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả bền vững. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Để đạt được các mục tiêu, tiêu chí của chương trình trên địa bàn huyện, xã vùng núi còn nhiều khó khăn như Huyện Con Cuông, bắt buộc cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự đồng sức, đồng lòng của người dân. Qua quá trình hơn 10 năm thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, tác giả đưa ra một số Giải pháp xây dựng nông thôn mới ở các xã khó khăn trên địa bàn huyện Con Cuông.

Là huyện miền núi nên Con Cuông có điểm xuất phát thấp so với Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới mới quy định. Bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới, Con Cuông gặp nhiều khó khăn về trình độ dân trí, đời sống kinh tế… Tuy nhiên, từ sự nêu gương và bằng những việc làm cụ thể của cán bộ, đảng viên nói đi đôi với làm, người dân trên địa bàn huyện đã phấn khởi, tin tưởng và tích cực hưởng ứng thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới,… Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, chung tay góp sức của người dân, Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới của huyện Con Cuông đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đến nay, toàn huyện có 3 xã (chiểm 25%) và 26 thôn, bản (chiếm 24,23) đạt chuẩn nông thôn mới”. Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn nhất là các vùng khó khăn. Điều kiện sống cả về vật chất lẫn tinh thần của đại bộ phận cư dân nông thôn cơ bản có sự thay đổi rõ rệt.

Hạ tầng kinh tế – xã hội ngày càng được quan tâm, củng cố, hiện nay 12/12 xã đã có đường nhựa đến tận trung tâm xã; Cơ bản các hộ trên địa bàn huyện đều được sử dụng điện và sử dụng một cách an toàn, hệ thống điện đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng và sản xuất của người dân; ngành nông nghiệp được từng bước tái cơ cấu, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; tỷ lệ người dân ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ngày càng tăng. Hình thành được một số vùng cây ăn quả, cây công nghiệp chuyên canh,…

Con Cuông nổ lực xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn Bà con nhân dân huyện Con Cuông tổ chức cải tạo vườn tạp, xây dựng Vườn chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí

Công tác giảm nghèo được đẩy mạnh, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện giảm, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi (100%), kết quả phổ cập giáo dục tiểu học ở mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2. Duy trì các lớp xóa mù chữ tại 1 số điểm đặc thù, đến nay 100% xã đạt chuẩn xóa mù chữ. Công tác bảo vệ và chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng được chú trọng. Duy trì tốt xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế (11/13 xã, Thị đạt 84,6%). An ninh trật tự được giữ vững, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền.

Tuy nhiên, bên cạnh các thành tích đáng khích lệ nêu trên, việc xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn các xã khó khăn chưa có nhiều cải thiện tích cực (như: Mức độ đạt tiêu chí ở các xã, thôn bản còn thấp. Các tiêu chí đã đạt được chưa bền vững đặc biệt là tiêu chí hộ nghèo, thu nhập; Về cơ sở hạ tầng: Hiện trạng nhìn chung còn đạt thấp so với yêu cầu các trong bộ tiêu chí cụ thể về giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng văn hóa, y tế, giáo dục, thương mại). Phát triển sản xuất, tăng thu nhập được coi là gốc của xây dựng nông thôn mới nhưng đang là vấn đề khó nhất, chưa đáp ứng yêu cầu….).

Nguyên nhân của thực trạng trên có thể kể đến nhiều yếu tố. Trong đó, có thể kể đến điểm xuất phát thấp dẫn đến việc tổ chức phát triển sản xuất, tạo sinh kế để nâng cao thu nhập cho người dân rất khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao; sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên, phần lớn hộ nghèo thiếu vốn, thậm chí việc tiếp thu kiến thức kinh tế, kỹ thuật của một bộ phận không ít còn thụ động, thiếu năng lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Số hộ thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo hàng năm còn rất cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững.

Thực tế cũng cho thấy, tập quán sản xuất của người dân khu vực miền núi còn lạc hậu, diện tích đất canh tác ít, chủ yếu là đất đồi rừng, khó sản xuất. Bên cạnh đó, việc sản xuất ở một số vùng còn mang tính tự phát, làm theo phong trào, chưa có nhiều mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, kinh tế trang trại phát triển chưa tương xứng. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn các xã không nhiều, quy mô nhỏ nên khả năng thu hút lao động, tạo nguồn thu ngân sách, mức độ cạnh tranh không cao nên việc giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân không dễ khắc phục trong “một sớm một chiều”.

Con Cuông nổ lực xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn

Người dân Con Cuông góp công, góp của bê tông hoá đường giao thông nội thôn bản

Xuất phát từ thực tế trên địa bàn các xã khó khăn, huyện Con Cuông đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương để thực hiện Chương trình như:

Thứ nhất, Giải pháp hàng đầu là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vai trò chỉ đạo, cách thức tổ chức, sự định hướng và nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ xã; Ban phát triển thôn; vai trò chủ động và tích cực tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Xác định mục tiêu phù hợp với các xã khó khăn để tạo động lực cho các xã vươn lên, đối với các xã khó khăn, cần tập trung ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực: phát triển sản xuất, tạo sinh kế để nâng cao thu nhập, giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, đường giao thông, trường học, nước sinh hoạt. Điều chỉnh về cách làm, cơ chế, chính sách để thực sự đảm bảo vai trò chủ thể của người dân nông thôn và cộng đồng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục phân định rõ tiêu chí nào, nội dung nào, công trình nào huyện, xã làm; tiêu chí nào, công việc nào người dân làm; công việc nào là nhà nước và nhân dân cùng làm. Từ đó tranh thủ sự ủng hộ, chỉ đạo của cấp trên và đặc biệt là sự vào cuộc của người dân, tận dụng tối đa sức dân để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh.

Thứ hai, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên, sâu rộng, thiết thực với nhiều hình thức khác nhau trong mọi tầng lớp nhân dân, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn, xác định vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, để người dân tự giác tham gia và sáng tạo trong tổ chức thực hiện với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào nhà nước, chủ động vươn lên. Đặc biệt khu vực khó khăn có tư tưởng khi đạt chuẩn nông thôn mới đồng nghĩa với việc thoát nghèo sẽ không còn được hưởng các cơ chế, chính sách đặc thù của nhà nước đối với hộ nghèo, bản nghèo. Tuyên truyền để các xã, thôn bản cần có sự chủ động trong việc ưu tiên triển khai thực hiện các tiêu chí dễ, cần ít kinh phí, không nên trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn phân bổ từ cấp trên. Cần có sự phân công rõ ràng, cụ thể cho từng cán bộ, tổ chức trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo sinh kế nâng cao thu nhập cho người dân. Tập trung ưu tiên phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương. Hỗ trợ thúc đẩy sản xuất các sản phẩm thế mạnh của địa phương thông qua hỗ trợ lãi suất vay vốn, mua vật tư gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Tiếp tục triển khai, nhân rộng một số mô hình có hiệu quả giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, khuyến khích tham gia cải thiện khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Chủ động nguồn cây, con giống và trang thiết bị hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp từ các nguồn, định hướng đầu ra của sản phẩm nông nghiệp về giá cả, thị trường, tiêu thụ sản phẩm tạo ra sự an tâm, ổn định cho hộ sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Thứ tư, Có cơ chế chính sách phù hợp, đủ mạnh hỗ trợ các xã, thôn bản trong xây dựng Nông thôn mới nhất là chính sách hỗ trợ các thôn, bản. Việc thực hiện chính sách phải phát huy được sự đối ứng, huy động nguồn lực trong nhân dân.

Con Cuông nổ lực xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn

Lãnh đạo huyện trao bằng công nhận bản Phục đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ năm, Xây dựng nhiều phong trào hay, thiết thực; vận dụng, huy động được sức dân tạo thành một thói quen, nếp nghĩ để từ đó tạo ra hành động. Thực hiện chỉ thị số 11-CT/HU, Ngày 29/6/2022 của Ban Thường vụ huyện ủy về tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành kế hoạch số 119/KH-UBND, ngày 07/7/2022 Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào ngày thứ 7 chung tay xây dựng nông thôn mới và vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025. Với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, cán bộ và người dân cùng làm, phong trào ngày thứ 7 chung tay xây dựng nông thôn mới và vệ sinh môi trường đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Tạo thành phong trào thường xuyên tại các thôn bản, làm cho công tác vệ sinh môi trường tạo thành thói quen hàng tuần của bà con nhân dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đặc biệt tại các thôn bản vùng tả ngạn của huyện.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây