10:32:47 23/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vẫn chiếm trên 73%

Tỉnh Long An có tổng cộng 45 cơ sở động giết mổ động vật, trong đó cơ sở giết mổ nhỏ lẻ hiện chiếm tới 73,3%.

Long An 45 cơ sở động giết mổ, nhỏ lẻ chiếm 73,3%, phương thức giết mổ chủ yếu là thủ công và thủ công cải tiến. chiếm 62,3%. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Long An là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển ở mức trung bình khá ở ĐBSCL. Tổng đàn gia súc, gia cầm trong những năm qua được duy trì tương đối ổn định khoảng 123.000 trâu, bò, trên 100.000 heo và trên 10 triệu con gia cầm.

Đặc biệt, Long An tiếp giáp và là cửa ngõ phía Tây của TP HCM. Một số huyện của Long An có khoảng cách khá gần 2 chợ đầu mối lớn nhất của TP HCM là Bình Điền và Hóc Môn. Từ Long An, các thương lái dễ dàng vận chuyển, điều tiết nhanh chóng lượng sản phẩm động vật theo nhu cầu thị trường từng buổi chợ.

Chính đặc điểm này tạo nên một đặc thù riêng của Long An đối với các nhà đầu tư cơ sở giết mổ, cơ sở thu gom động vật, các thương lái kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Hiện, toàn tỉnh có 45 cơ sở cơ sở giết mổ đã được xây dựng bài bản, thường xuyên duy trì hoạt động và có sự kiểm soát giết mổ động vật của cơ quan thú y từ nhiều năm qua.

Số lượng giết mổ hiện nay trung bình toàn tỉnh trong 1 ngày đêm khoảng 221 con trâu bò, 5.300 con heo và 67.500 gia cầm. Trong đó, trên 85% sản phẩm động vật tươi sống sau giết mổ được vận chuyển xuất tỉnh, chủ yếu là về TP HCM tiêu thụ.

Để phục vụ cho số lượng giết mổ hàng ngày, các cơ sở giết mổ phải nhập gia súc, gia cầm từ ngoài tỉnh với tỷ lệ khoảng 70% trâu bò, 80% heo và 65% gia cầm so với nhu cầu giết mổ, chủ yếu là từ các tỉnh khu vực Đông Nam bộ.

Số lượng giết mổ hiện nay trung bình toàn tỉnh trong 1 ngày đêm khoảng 221 con trâu bò, 5.300 con heo và 67.500 gia cầm. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Với đặc điểm tình hình như trên, ngành nông nghiệp Long An thường xuyên tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động giết mổ, tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đúng quy định.

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An cho biết, từ khá sớm, Long An đã bắt đầu thực hiện xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, cho đến nay cơ bản đã hình thành mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung toàn tỉnh khá ổn định và luôn đảm bảo về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm đối với người tiêu dùng.

Toàn tỉnh Long An 45 cơ sở động giết mổ. Qua phân loại, nhìn chung các cơ sở giết mổ còn nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số 73,3% và phương thức giết mổ chủ yếu vẫn là thủ công và thủ công cải tiến.

Về tham gia chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, Long An có 4 chuỗi liên kết hoạt động trong tỉnh (2 chuỗi chăn nuôi, cung cấp thịt gà, 1 chuỗi chăn nuôi cung cấp thịt heo và 1 chuỗi chăn nuôi cung cấp thịt bò).

Ngoài ra, từ năm 2017 cho đến nay Long An vẫn còn duy trì thực hiện việc phối hợp thực hiện Đề án truy xuất nguồn gốc của TP HCM trên phần mềm Te-food áp dụng cho sản phẩm thịt heo và trứng gia cầm xuất bán về TP HCM.

Có trên 85% sản phẩm động vật tươi sống sau giết mổ được vận chuyển xuất tỉnh Long An chủ yếu là về TP HCM tiêu thụ. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động giết mổ, kinh doanh, mua bán sản phẩm động vật được thực hiện thường xuyên. Bình quân hàng năm có khoảng 250 lượt thanh tra, kiểm tra, đã xử lý vi phạm khoảng 30 trường hợp/năm.

Theo bà Khanh, để công tác kiểm tra trong khâu giết mổ tập trung đạt theo yêu cầu an toàn thực phẩm, vì vậy ngành nông nghiệp tỉnh chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản thành lập lại 15 Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện trực thuộc Chi cục theo đúng Luật thú y.

Ngành thú y tỉnh Long An hiện có tổng số 153 công chức viên chức, trong đó 116 công chức viên chức thuộc trạm thú y cấp huyện. Hiện nay, có 77 viên chức thuộc Trạm trực tiếp làm công tác kiểm soát giết mổ tại 41 cơ sở giết mổ.

Do tình hình lực lượng thú y cơ sở còn mỏng như hiện nay, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản được UBND tỉnh Long An cho phép hợp đồng ủy quyền với nhân viên thú y cấp xã thực hiện kiểm soát giết mổ tại 4 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ thuộc vùng khó khăn ở biên giới.

Hiện, Long An có 4 chuỗi liên kết hoạt động trong tỉnh (2 chuỗi chăn nuôi, cung cấp thịt gà, 1 chuỗi chăn nuôi cung cấp thịt heo và 1 chuỗi chăn nuôi cung cấp thịt bò). Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Để nâng cao năng lực quản lý hoạt động kiểm soát giết mổ, hiện Long An đang triển khai sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin như: Sử dụng 2 ứng dụng công nghệ thông tin do cơ sở giết mổ hỗ trợ để thực hiện quản lý kiểm soát sản phẩm động vật sau giết mổ và in, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển tại 6 cơ sở. Được phổ biến ứng dụng phần mềm “Quản lý gia súc” do Cục Thú y phối hợp với Công ty Cổ phần Phần mềm VNHITEK triển khai.

Trong năm 2024, xây dựng và triển khai ứng dụng phần mềm quản lý kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, cấp các loại giấy chứng nhận kiểm dịch và phần mềm in biên lai, hóa đơn thu phí, lệ phí tích hợp vào Cổng thông tin Dịch vụ hành chính công của tỉnh và cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp tỉnh.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây