Tại diễn đàn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hải Dương Trịnh Văn Thiện được mời tham dự, phát biểu bằng bài tham luận đáng chú ý: “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ từ thực tiễn tại tỉnh Hải Dương”.
Thực tiễn ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ ở Hải Dương
Phát biểu tại diễn đàn, ông Trịnh Văn Thiện, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hải Dương cho rằng: Công nghệ 5.0 mang lại những cơ hội nổi bật cho nông nghiệp thông minh bằng cách tích hợp công nghệ tiên tiến và cải tiến quy trình sản xuất, giúp tối ưu hóa nguồn lực và gia tăng giá trị nông sản.
Trong đó, phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ 5.0 vào nông nghiệp sản xuất hàng hoá đang là một trong những xu hướng được nhiều doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã áp dụng và đã chứng minh được tính hiệu quả, góp phần mang lại diện mạo mới cho ngành nông nghiệp.
Nói về thực tiễn của tỉnh Hải Dương trong việc ứng dụng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ, ông Trịnh Văn Thiện nhấn mạnh đó là hướng đi được tỉnh Hải Dương chú trọng và đẩy mạnh.
Tỉnh Hải Dương hiện có nhiều chính sách hỗ trợ các hộ dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, như: Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”, các đề án, chính sách hỗ trợ diện tích lúa cấy máy, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…
Từ những chủ trương, chính sách hỗ trợ đó, đến nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã hình thành nhiều mô hình tích tụ ruộng đất tập trung, ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Công nghệ phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị máy bay không người lái được áp dụng tại nhiều vùng sản xuất; duy trì hoạt động của trạm khí tượng thông minh Imetos tại 2 huyện Thanh Hà và Thanh Miện để dự báo thời tiết vùng, cảnh báo sâu bệnh hại trên cây trồng.
Trạm iMetos có chức năng giám sát các thông số thời tiết. Từ đó đưa ra dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai, quy luật tác động của thời tiết đến sự bùng phát của sinh vật gây hại, đưa ra biện pháp quản lý tưới tiêu và bón phân cho cây trồng; theo dõi biến động khí tượng của một số cánh đồng lúa chất lượng và theo dõi tác động của biến động khí hậu đến tỷ lệ ra hoa, sinh trưởng, phát triển và đậu quả vải.
Toàn tỉnh Hải Dương đã xây dựng được 50 ha nhà màng, nhà lưới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; trên 2.200 ha mô hình ruộng đất tích tụ với quy mô từ 5 ha trở lên sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao…Có thể kể đến một vài mô hình tiêu biểu như:
Mô hình trồng Thanh Long, Nho ứng dụng công nghệ cao của HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng (thị xã Kinh Môn): hiện trồng hơn 23 ha Thanh Long ruột đỏ sản xuất theo hướng hữu cơ với tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, năng suất đạt 45 tấn/ha/năm.
HTX đã áp dụng các công nghệ trong sản xuất Thanh Long như: làm đất tự động; tưới phun tự động; kỹ thuật xử lý Thanh Long trái vụ bằng ánh sáng bức xạ với nhiều màu sắc khác nhau, nhiệt lượng và tần suất khác nhau giúp quả Thanh Long trồng trái vụ không bị xốp, nhạt mà vẫn có độ chắc quả và ngọt sắc.
Mô hình sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới của HTX Tân Minh Đức (huyện Gia Lộc): hiện có 174 thành viên với 120.000 m2 nhà màng để sản xuất sản phẩm rau, quả an toàn sản xuất theo mô hình VietGAP, GlobalGap. HTX đã sản xuất chuyên canh rau màu theo hướng công nghệ cao áp dụng các công nghệ như hệ thống tưới nhỏ giọt; hệ thống theo dõi độ ẩm tự động.
Bên cạnh hoạt động sản xuất, HTX còn đầu tư hệ thống sơ chế sản phẩm và hệ thống kho lạnh theo dây chuyền công nghệ của Nhật Bản… Với việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, nên số lượng lao động hàng năm HTX sử dụng chỉ khoảng 30 lao động và dùng 100% nguyên vật liệu sản xuất tại địa phương.
Đây là HTX có diện tích nhà màng, nhà lưới lớn nhất tỉnh Hải Dương. Trên diện tích này, các thành viên HTX Tân Minh Đức chủ yếu trồng dưa lưới ruột xanh và dưa lưới ruột vàng theo hướng sản xuất sạch. Năng suất trung bình đạt khoảng 30 tấn/ha/vụ. Với giá bán từ 33.000-35.000/kg, người dân thu lãi 48 triệu đồng/ha/vụ.
Hiện phần lớn sản lượng dưa lưới của HTX Tân Minh Đức được cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C và hệ thống hoa quả sạch trong nước.
Việc sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới đã góp phần hạn chế những bất lợi của thời tiết, ít bị sâu bệnh, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Năm 2020, dưa lưới của HTX Tân Minh Đức đã được công nhận OCOP 3 sao.
Để nông nghiệp công nghệ cao, thông minh phát triển, đạt hiệu quả cao
Tuy đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hải Dương cũng nhận thấy còn nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Hải Dương.
Đó là: Việc tiếp cận ứng dụng công nghệ 5.0, áp dụng kiến thức về công nghệ thông tin của người nông dân vào sản xuất còn hạn chế. Thiếu các nghiên cứu về các mô hình quản trị số để thiết kế được các nền tảng phần mềm phù hợp với nhu cầu của người sản xuất trong chuỗi giá trị.
Cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế. Hệ thống hạ tầng sản xuất ở khu vực nông thôn chủ yếu phục vụ cho phương thức canh tác cũ. Cơ sở dữ liệu số phục vụ nông nghiệp chưa được thiết kế và số hoá đồng bộ.
Mỗi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm của một nhà cung cấp khác nhau nên các sản phẩm cho nông nghiệp công nghệ cao trên thị trường chưa đồng bộ hoặc không giao tiếp được với nhau. Khả năng cung ứng công nghệ cho nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế; tỷ lệ tự động hóa trong nông nghiệp chưa cao.
Các sản phẩm nông sản tiêu thụ chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, dẫn đến giá trị sản phẩm thấp, tình trạng được mùa rớt giá thường xuyên xảy ra; chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ phục vụ chế biến nông sản nhất là chế biến sâu.
Tại diễn đàn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hải Dương Trịnh Văn Thiện đề nghị Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các doanh nghiệp tham gia diễn đàn:
Một là: Đề nghị các doanh nghiệp nông nghiệp liên doanh, liên kết với các tổ chức của nông dân để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao. Lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá cao và năng suất thấp. Đây là vấn đề ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ và kỹ năng chuyên nghiệp đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho nông nghiệp thông minh. Vấn đề này được xem là hạt nhân trong phát triển nông nghiệp thông minh.
Hai là: Hỗ trợ đầu tư xây dựng vào cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp đặc biệt là hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ cho thương mại điện tử và cơ sở hạ tầng chế biến nông sản. Khu vưc nông thôn với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hạ tầng công nghệ thông tin chưa thật tốt, trình độ nguồn lực chênh lệch. Đây là nơi cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin kém phát triển nhất, cần được tăng cường và sử dụng cho sản xuất hơn là cho giải trí như hiện nay.
Ba là: Sản phẩm chủ lực của nông nghiệp thông minh ứng dụng từ công nghệ 5.0 cần có quy mô sản xuất hàng hóa; có thị trường hiện tại cũng như tiềm năng. Có đủ điều kiện phát triển như đất đai, phù hợp về khí hậu thời tiết. Do việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối tạo ra các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh còn rất ít. Nông nghiệp như hiện nay mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp, hiệu quả sự dụng đất đai và tài nguyên chưa cao.
Vì thế rất cần có doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư sản xuất sản phẩm được lựa chọn theo ngành hàng cụ thể. Để hỗ trợ các ngành hàng cụ thể, rất cần sự phát triển đồng bộ của thương mại điện tử, thương mại không kho bãi để giảm chi phí sản xuất, chi phí logictic…
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hải Dương cho rằng: “Việc ứng dụng công nghệ 5.0 vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên để triển khai được đồng bộ, thực chất, có hiệu quả rất cần có nhiều chính sách và chiến lược hỗ trợ từ nhà nước nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp thông minh”.
Ông Thiện cũng đề nghị các Bộ, ngành, các tổ chức quan tâm đến các địa phương đang có nhiều mô hình phát triển nông nghiệp như tỉnh Hải Dương, đặc biệt tạo sự gắn kết giữa nhà nước – nhà khoa học – nhà nông – nhà sản xuất (doanh nghiệp) và người tiêu dùng để giá trị sản xuất nông nghiệp thực sự có giá trị.
Nguyễn Việt
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn