Sáng 14/7, đến tham quan, động viên các chủ thể tham gia Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, mỗi sản phẩm OCOP hướng tới “kích hoạt” sự năng động, “hồi sinh sức sống” của cộng đồng nông thôn.
Cùng đi với Bộ trưởng Lê Minh Hoan có Giám đốc Sở NNPTNT Nguyễn Xuân Đại; PGS. TS Đào Thế Anh – Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; PGS.TS Đặng Văn Đông – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương; ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội.
Đến tham quan và động viên các chủ thể tham gia Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao những nỗ lực của Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với quận Tây Hồ và một số đơn vị lần đầu tiên tổ chức Lễ hội sen Hà Nội gắn với sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP và văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc có quy mô, ấn tượng và lan tỏa những giá trị thiết thực.
Bộ trưởng gặp gỡ trao đổi và góp ý với nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh đổi mới công tác thiết kế áo bì, nhận diện sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm gắn với khai thác các giá trị văn hóa bản địa tại bản sắc cho sản phẩm.
Theo ông, đằng sau mỗi sản phẩm OCOP có sự chung tay của rất nhiều con người, góp phần kích hoạt khu vực kinh tế nông thôn, chuyển dịch theo hướng tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Mỗi sản phẩm OCOP hướng tới “kích hoạt” sự năng động, “hồi sinh sức sống” của cộng đồng nông thôn, thông qua đó đào tạo một thế hệ doanh nhân mới là những người trẻ khởi nghiệp với sản phẩm OCOP, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong mỗi sản phẩm OCOP có tích hợp đa giá trị, có niềm tự hào về giá trị văn hóa bản địa – yếu tố phân biệt giá trị sản phẩm OCOP của từng vùng, miền. “Ngày nay người ta không mua sản phẩm nữa mà mua cách tạo ra sản phẩm đó, gồm tâm thế, văn hóa, câu chuyện, cảm xúc trong quá trình tạo ra sản phẩm”, Bộ trưởng nói.
Ông cho rằng, nếu bán cái hữu hình thì có giá để so sánh, nhưng sẽ không có cái giá nào để so sánh khi bán niềm tự hào của người dân, những giá trị văn hóa bản địa được lồng ghép tinh tế trong các sản phẩm OCOP.
Bộ trưởng nhận xét, Hà Nội đang đi đúng hướng trong việc khai thác những giá trị văn hóa bản địa, thế mạnh địa phương để phát triển các sản phẩm OCOP. Việc giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP gắn với các các sự kiện, lễ hội được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp hấp dẫn.
Tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen, tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần gắn của hoa sen trong đời sống người Việt, mà còn là cơ hội để tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển đa giá trị từ cây sen…
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 khai mạc tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội), tối 12/7. Lễ hội kéo dài tới ngày 16/7 với nhiều hoạt động đặc sắc, như: Hội thảo bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam; khánh thành Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP quận Tây Hồ – Phố Trịnh; khai mạc Triển lãm không gian nghệ thuật sắp đặt sen, triển lãm ảnh sen trong đời sống Việt; giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 với 100 gian hàng.
Theo Ban Tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, trong khuôn khổ lễ hội, dự kiến sẽ xác lập 2 kỷ lục là: Hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ” – Ngày hội đạp xe quanh Hồ Tây có số lượng người tham gia nhiều nhất Việt Nam (7.000 người) và sự kiện có số lượng người mặc áo dài truyền thống có họa tiết hoa sen nhiều nhất Việt Nam (1.000 người).
Đặc biệt, tại lễ hội, Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật sẽ ra mắt bức tranh kính chân dung Bác Hồ. Theo đó, bức tranh có kích thước 1,7mx2,5m, chất liệu kính cường lực dày 2cm, được ghép từ 1.944 tấm ảnh hoa sen chụp từ các vùng miền của đất nước.
Tác phẩm trên sau khi được trưng bày tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ trong thời gian diễn ra lễ hội, sẽ được ban tổ chức trao tặng cho Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch để phục vụ nhân dân và du khách quốc tế.
Minh Ngọc
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn