11:11:39 22/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh “đặt hàng” nghiên cứu phát triển công nghệ lõi trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ

Chiều 9/7, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trang trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (09/7/1994-09/7/2024). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh dự chỉ đạo lễ kỷ niệm.

Buổi lễ còn có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa; nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chính Tôn Gia Huyên; nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ; cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trong và ngoài Bộ; các cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.

30 năm – một hành trình ghi dấu ấn

Phát biểu khai mạc tại Kỷ niệm, Viện trưởng Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ Nguyễn Phi Sơn đã ôn lại chặng đường 30 năm xây dựng, phấn đấu, trưởng thành của Viện. Một chặng đường đầy vẻ vang nhưng cũng đầy thử thách đối với các thế hệ cán bộ lãnh đạo, các nhà khoa học, viên chức, người lao động dưới mái nhà chung.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết: Từ Viện Khoa học và Công nghệ địa chính trực thuộc Tổng cục Địa chính được thành lập cách đây tròn 30 năm vào ngày 9/7/1994; trải qua 30 năm, bằng tâm huyết, trí tuệ, niềm say mê khoa học và tinh thần trách nhiệm cao đối với ngành, đất nước; các thế hệ lãnh đạo, cán bộ đã tiếp nối xây dựng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ trở thành một đơn vị nghiên cứu hàng đầu về đo đạc bản đồ.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh dự chỉ đạo Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ.

Lao động trí tuệ, tâm huyết của các thế hệ các nhà khoa học của Viện qua các thời kỳ đã mang lại cho lĩnh vực đo đạc, bản đồ những tài sản quý giá, kho báu đồ sộ với hàng trăm công trình khoa học, bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước; trong đó, đã có công trình được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều giải thưởng cao quý khác. Đây là nguồn tri thức căn bản, luận cứ, luận chứng khoa học vững chắc, sắc bén, hỗ trợ tốt cho công tác quản lý nhà nước của Bộ, của Ngành.

Theo Bộ trưởng, Lễ kỷ niệm ngày hôm nay là dịp để cùng nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển của Viện, ghi nhận và tự hào về những thành tựu to lớn mà các thế hệ cán bộ, nhà khoa học của Viện đã đạt được. Trong đó, đặc biệt ghi dấu ấn với những thành tựu nổi bật như: Đã nghiên cứu thành công công nghệ ảnh số và đưa vào quy trình sản xuất “Thành lập bản đồ địa chính cơ sở của các địa phương”; đưa công nghệ GPS vào xây dựng các mạng lưới tọa độ quốc gia và mạng lưới địa chính cơ sở ở các địa phương; Nghiên cứu cơ sở dữ liệu trường trọng lực toàn cầu, lưới trắc địa động lực độ chính xác cao, cơ sở dữ liệu thông tin địa lý Việt Nam – Lào – Campuchia, hệ thống bản đồ cơ bản 1:1.000.000 theo tiêu chuẩn quốc tế; Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận xác định hệ thống mặt chuẩn mực nước biển và nghiên cứu biến động mực nước, phục vụ phát triển bền vững ven biển và biển đảo và ứng phó với biến đổi khí hậu; Tổ chức nghiên cứu sang nhiều lĩnh vực mới như LiDAR, GPS động…

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất ứng dụng công nghệ đo đạc, bản đồ để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên nhiều phương diện, như tăng cường vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất, hoàn thiện hồ sơ địa chính, xác định quy mô sử dụng đất hợp lý đối với hộ gia đình, nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các doanh nghiệp. Những kiến nghị mang tính thực tiễn cao này đã góp phần tích cực vào quá trình sửa đổi Luật Đất đai sau này.

Đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, Viện cũng đã đi trước đón đầu, nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (GeoAI), GIS, viễn thám, thiết kế, chế tạo thiết bị thu nhận (GNSS, quan trắc tiếng ồn, UAV, USV…) và các phần mềm đi kèm để giám sát hiện trạng tài nguyên đất, nước; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ UAV, Georadar, LiDAR mobile mapping trong đo đạc và thành lập bản đồ, tổng quát hóa bản đồ. Đáng chú ý là việc hoàn thiện hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia được chú trọng đẩy mạnh, thông qua các nghiên cứu về hệ tọa độ động lực, hệ thống độ cao hiện đại, cơ sở dữ liệu dị thường trọng lực quốc gia.

Có thể nói, các kết quả nghiên cứu của Viện đã góp phần vào việc ban hành các văn bản quy phạm, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế quan trọng, góp phần tạo nền tảng cho việc thống nhất và chuẩn hóa các hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, Viện luôn chủ động đón đầu và bắt kịp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ cũng như yêu cầu ngày càng cao đối với công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ.

Trong niềm vui trước sự trưởng thành, lớn mạnh của Viện, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đặc biệt nhấn mạnh, Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ ghi dấu ấn quan trọng với việc là đơn vị nghiên cứu khoa học có uy tín, đơn vị duy nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao về đo đạc bản đồ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các bộ, ngành có liên quan, tập trung vào các mảng trắc địa cao cấp và trắc địa ảnh – viễn thám, bản đồ và GIS.

“Đây là niềm tự hào, là bệ phóng để trong thời gian tới, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ có thể tiến xa hơn nữa, phát huy thế mạnh, làm chủ khoa học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành TN&MT và các bộ, ngành” – Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tặng hoa, chúc mừng đội ngũ cán bộ, viên chức Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ nhân kỷ niệm 30 năm thành lập.

Ba giải pháp trọng tâm

Đáp lại niềm tin tưởng, sự quan tâm và những kỳ vọng của Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói riêng và Bộ TN&MT nói chung, Viện trưởng Nguyễn Phi Sơn bày tỏ, bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức, Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo để nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo, hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị đi đầu trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia.

Trao đổi về định hướng chiến lược phát triển của Viện trong chiến lược phát triển của đất nước và Bộ TN&MT, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, thời gian tới, yêu cầu đối với công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu đặt ra ngày càng nặng nề, trong đó, vị trí, vai trò của lĩnh vực đo đạc, bản đồ ngày càng trở nên quan trọng, là công cụ, nền tảng kỹ thuật cơ bản phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Theo Bộ trưởng, thực hiện Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định quan điểm: “Phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phục vụ cộng đồng, nâng cao dân trí và hội nhập quốc tế. Phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia làm nền tảng quan trọng và cơ bản, cung cấp dịch vụ dữ liệu không gian địa lý cho các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phục vụ chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh”.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ba nhóm giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cũng được Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh xác định, gợi mở đối với Viện Khoa học đo đạc và bản đồ.

Về nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ, cần thiết xây dựng chương trình hành động cụ thể để nghiên cứu, chuyển giao, triển khai các công nghệ mới về đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.

Trong đó, ưu tiên lựa chọn nghiên cứu một số công nghệ lõi như: điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn trong thu nhận, cập nhật, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.

Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng tiên tiến, hiện đại để tham gia xây dựng và hoàn thiện hạ tầng, cơ sở dữ liệu không gian địa lý quốc gia theo phương châm “ĐÚNG, ĐỦ, SẠCH, SỐNG” phục vụ các lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường và làm nền tảng quan trọng, cơ bản, cung cấp dịch vụ dữ liệu không gian địa lý cho các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Trong đó, ưu tiên, chú trọng nghiên cứu các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo quốc phòng, an ninh; nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng tiên tiến, hiện đại.

Đồng thời, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong hoạt động đo đạc và bản đồ để thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trao đổi chuyên gia, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; mở rộng việc tham gia và ứng cử vào các tổ chức của Liên Hợp quốc, các tổ chức quốc tế, khu vực về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý.

Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao về đo đạc bản đồ cho Bộ cũng như các bộ, ngành có liên quan là nhiệm vụ trọng yếu bởi con người là hạt nhân của sự phát triển.

Theo Bộ trưởng, muốn nâng cao chất lượng phải đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy về đo đạc và bản đồ phù hợp với xu hướng phát triển của ngành Đo đạc và Bản đồ. Tăng cường phối hợp, hợp tác với nước ngoài trong việc đào tạo cho các lĩnh vực, chuyên ngành mà Việt Nam chưa có điều kiện đào tạo để phát triển đội ngũ cán bộ đo đạc và bản đồ chuyên sâu, chất lượng cao.

Viện cũng cần tăng cường phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo xây dựng chương trình và đào tạo về đo đạc và bản đồ, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn trong thu nhận, cập nhật, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ tại các bộ, ngành, địa phương; xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về đo đạc và bản đồ.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây