Nông dân xã Nghĩa Thịnh (Nghĩa Đàn) trồng bí xanh trái vụ cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa.
Trước đây, bãi bồi cạnh sông Hiếu xã Nghĩa Thịnh (Nghĩa Đàn) là đất của bà con xóm Tồng Mòn, sau nhiều năm trồng sắn, lạc không hiệu quả đành để hoang. Từ năm 2022, hộ anh Trương Xuân Nam ở xóm Quyết Thắng, xã Nghĩa Thịnh đã nhận thầu hơn 1,5ha đất đầu tư trồng bí xanh. Mỗi năm gia đình trồng 2 vụ chính là vụ xuân hè và vụ thu đông, vụ chính được mùa, nhưng giá không cao, chỉ đạt 5-7 ngàn đồng/kg. Vụ hè thu năm 2024, gia đình anh đã đầu tư trồng cây bí xanh trái vụ và hiệu quả hơn hẳn.
Anh Nam cho biết: Cây bí xanh đã được gia đình anh đưa vào trồng được 2 – 3 năm, năm nay anh đã mạnh dạn đầu tư trồng vụ hè thu. Mặc dù, ở đầu vụ thời tiết nắng nhiều, không thuận lợi cho cây bí phát triển, nhưng đến giai đoạn bí ra hoa, đậu quả lại gặp thời tiết rất thuận lợi, vì thế năng suất đạt khá cao. Bắt đầu từ tháng 6 dương lịch, gia đình anh đã xuống giống, và hiện tại bí đang cho thu hoạch. Với diện tích 1,5 sào, gia đình anh thu về gần 200 triệu đồng, từ nay đến hết vụ sẽ cho thu hoạch được 3 – 4 lứa nữa.
“Sở dĩ gia đình đưa vào trồng bí trái vụ là vì giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng chính vụ mà đầu ra sản phẩm lại dễ. Hiện tại chúng tôi bán tại ruộng với giá từ 18 – 25 ngàn đồng/kg, nếu giá cả duy trì ổn định, bình quân mỗi sào cũng thu được hơn 20 triệu đồng, lãi gấp nhiều lần so với các loại cây rau màu khác…”
Cùng chung niềm vui ấy, gia đình bà Lê Thị Hà phấn khởi vì vụ hè thu này gia đình bà làm được 2 sào bí xanh, với giá hiện tại mỗi lần thu hoạch, bà hái được trên 4 tấn bí tương đương với 65 triệu đồng. Bà cho hay: Bí xanh mang lại giá trị kinh tế cao so với nhiều loại cây trồng khác như lúa, ngô, lạc. Bình quân 1 sào bí xanh trồng trái vụ nếu thu hoạch hết sẽ mua được 4 tấn lúa.
Về cách trồng và chăm sóc, theo kinh nghiệm của bản thân bà Hà và qua tập huấn của Hội Nông dân xã, trước khi trồng bà sẽ ngâm hạt, ủ kín, khoảng một vài ngày hạt nứt nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong bầu ni lon sau đó trồng ra ruộng. Khi cây được 90 – 100cm thì bắt đầu làm giàn bằng cách cắm chéo cây chống thành hình như mái nhà để tận dụng không gian. Khi dây leo cần để ở tư thế tự nhiên, không vặn úp hoặc lật dây, dùng dây chuối hoặc rơm nếp buộc gọn vào dưới nách lá, ghim vào giàn. Và mỗi cây để 2-3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2 – 3 quả. Khi quả được khoảng 60 – 70 ngày tuổi thì bắt đầu thu hoạch.
Xã Nghĩa Thịnh có hơn 100ha đất cát bồi dọc sông Hiếu trồng màu không hiệu quả. Xác định nông nghiệp là hướng đi chủ lực nên thời gian qua, chính quyền địa phương cũng đã cho bà con đi học tập một số mô hình ở các huyện, nhận thấy cây bí là cây trồng hàng hóa ngắn ngày cho thu nhập cao nhất, đặc biệt là trồng trái vụ. Vì vậy, chính quyền khuyến khích bà con mở rộng diện tích và tiếp tục tìm những giống cây trồng phù hợp nhằm đa dạng hóa cây trồng, tránh tình trạng được mùa mất giá.
Ông Nguyễn Văn Trung – Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thịnh cho biết: “Xác định nông nghiệp là hướng đi chủ lực nên trong thời gian qua cán bộ và nhân dân xã Nghĩa Thịnh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hàng hóa. Qua thời gian triển khai thực hiện, địa phương xác định bí xanh vẫn là cây hàng hóa ngắn ngày cho thu nhập cao nhất.
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn