Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu với gạo trắng thường, không phải loại basmati.
Quyết định này làm tăng đột ngột nguồn cung gạo cho thị trường quốc tế. Nước ta là một trong những quốc gia được hưởng lợi từ lệnh cấm này trong 1 năm qua và giờ sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn, đặc biệt ở những thị trường lớn như châu Phi và Đông Nam Á.
Chính phủ Ấn Độ đặt giá sàn xuất khẩu 490 USD/tấn với gạo trắng phi basmati và đưa thuế xuất khẩu gạo trắng về mức 0%, trong bối cảnh lượng hàng tồn kho tại Ấn Độ đang tăng cao và nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp tăng nguồn cung trên thị trường toàn cầu và giảm áp lực về giá, sau khi giá lúa gạo tại châu Á chạm mốc cao kỷ lục hồi đầu năm nay.
Ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) đánh giá: “Thời gian qua, giá gạo của thế giới đã điều chỉnh giảm do nguồn cung ở châu Á gia tăng. Mức giá Ấn Độ đưa ra khá sát với giá gạo thế giới. Nhiều khả năng giá gạo sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm thêm trong thời gian tới”.
Hết 9 tháng năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái, mang về gần 4,4 tỷ USD, gần tương đương với kim ngạch của cả năm ngoái.
Ngoài ra, đây cũng không phải là lần đầu tiên Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo. Vì thế, chúng ta không ở thế bị động.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Việt Nam đã có vị thế, thị phần, chất lượng gạo riêng và chuỗi sản xuất chặt chẽ hơn nên sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn.
Các quốc gia nhập nhiều gạo như Philippines, Indonesia… hiện vẫn tăng nhu cầu nhập khẩu gạo so với kế hoạch đầu năm để đảm bảo tiêu dùng nội địa, mở ra nhiều dư địa cho gạo Việt tiếp tục tăng trưởng từ nay đến cuối năm.
Động thái của Ấn Độ có nhiều tác động tới thị trường gạo thế giới nói chung và xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng. Trao đổi với báo chí, ông Bùi Trung Thướng – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, giá gạo của Ấn Độ thường thấp hơn so với gạo Việt Nam, do đó áp lực về giá sẽ là một yếu tố đáng lo ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của chúng ta.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng áp dụng mức giá sàn xuất khẩu 490 USD/tấn, điều này có thể giúp Việt Nam không bị cạnh tranh giá quá rẻ, nhưng cũng tạo ra một ngưỡng mới mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi định giá.
Theo đó, Tham tán Thương mại Bùi Trung Thướng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam thay vì cạnh tranh về giá, nên tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, bao gồm cả việc tăng cường quy trình sản xuất gạo sạch, gạo hữu cơ, và gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.
Gạo Việt Nam có nhiều giống gạo ngon như ST24, ST25 đã được công nhận trên thế giới. Việc tận dụng và quảng bá các giống gạo đặc sản này sẽ giúp Việt Nam có vị thế riêng trên thị trường quốc tế, thay vì cạnh tranh trực tiếp về giá với Ấn Độ hay Thái Lan.
Được biết, theo dự báo mới nhất của FAO ngày 4/10/2024, sản lượng gạo năm 2024/25 tăng so với dự báo hồi tháng 9/2024 chủ yếu do triển vọng sản lượng cải thiện ở Ấn Độ làm lu mờ tình trạng suy thoái ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là ở Myanmar.
Mức tiêu thụ gạo năm 2024/25 tăng so với dự báo hồi tháng 9/2024, tăng lên mức cao nhất, trong bối cảnh có nhiều kỳ vọng hơn về việc sử dụng thực phẩm và phi thực phẩm.
Thương mại gạo năm 2024 vẫn được dự đoán sẽ giảm trong năm thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, nó có thể phục hồi 4,1% so với năm 2025, với sự phục hồi trong nhập khẩu của các nước Cận Đông Á và Châu Phi được coi là mũi nhọn thúc đẩy thương mại.
Dự trữ gạo năm 2024/25 tăng so với dự báo hồi tháng 9/2024 do điều chỉnh tăng giá đối với Ấn Độ bù đắp cho một số điều chỉnh giảm giá đối với nhiều quốc gia khác, đáng chú ý nhất là Madagascar, Myanmar và Thái Lan.
Giá lúa gạo hôm nay 7/10/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang với mặt hàng lúa. Giá gạo bán lẻ tăng nhẹ, giá gạo xuất khẩu ở mức ổn định.
Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Cụ thể: IR 50404 giá ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 7.800 – 8.000 đồng/kg, lúa OM 5451 ở mức 7.200 – 7.400 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 7.500 – 7.800 đồng/kg; OM 380 dao động 7.200 – 7.300 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc 7.800 – 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Trên thị trường gạo, 7/10/2024 giá gạo ghi nhận sự điều chỉnh so với ngày hôm qua. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.150 – 10.250 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.600 – 12.700 đồng/kg tăng 100 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 443 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 542 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 512 USD/tấn.
Nhìn chung, thị trường lúa trong nước đang trầm lắng đi ngang, giá gạo bán lẻ có tăng nhẹ và giá gạo xuất khẩu ổn định.
P.V
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn