Anh Trương Văn Hướng, thành viên HTX chia sẻ, trung bình hàng năm gia đình anh nuôi khoảng 1,5 vạn con gà. Trước đây, việc chăm sóc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và “học lỏm”, cho gà ăn thức ăn công nghiệp, phòng trị bệnh hoàn toàn bằng kháng sinh… nên chi phí đầu tư lớn.
Cũng chính thói quen chăn nuôi này khiến anh Hướng thấy mơ hồ, không tin tưởng khi được tiếp cận với phương pháp nuôi mới theo hướng hữu cơ. Bởi lẽ theo phương pháp mới, người nuôi hạn chế thấp nhất việc sử dụngkháng sinhphòng trị bệnh cho gà, thay vào đó sử dụng chế phẩm sinh học phối trộn với thức ăn để tăng sức đề kháng tự nhiên cho vật nuôi. Đồng thời, sử dụng chế phẩm vi sinh phun, phối trộn tạo đệm lót sinh học để xử lý triệt để mùi hôi, giảm bụi bẩn trong chuồng.
“Mỗi lứa gà trước đây phải tiêu tốn 15 – 20 triệu đồng tiền mua kháng sinh nên khi nghe tới việcnuôi gàkhông dùng kháng sinh chẳng ai tin tưởng sẽ thành công. Tuy nhiên, khi mạnh dạn áp dụng và tuân thủ kỹ thuật được hướng dẫn lại thấy ‘nghiện’ cách nuôi này vì đàn gà khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, đẹp mã, giảm được 90% các bệnh về đường hô hấp, thời gian xuất bán sớm hơn từ 5 – 7 ngày so với cách nuôi thông thường”, anh Hướng cho hay.
Không giấu được niềm vui khi chi phíchăn nuôi, công lao động giảm đáng kể nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật theo hướng hữu cơ, anh Nguyễn Văn Khôi (xã Tân Khánh) nuôi 1,5 vạn gà/năm cho biết: Quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng hữu cơ nghe có vẻ rắc rối nhưng khi áp dụng lại không hề khó. Người nuôi chỉ cần bỏ thêm ít công phối trộn thức ăn công nghiệp với chế phẩm vi sinh, ủ qua đêm rồi cho gà ăn nhưng hiệu quả mang lại lớn gấp nhiều lần so với cách cho ăn trực tiếp, hạn chế thấp nhất, tiến tới không dùng kháng sinh cho vật nuôi, vừa giúp người nuôi đảm bảo được sức khỏe, tiết kiệm chi phí, công chăm sóc, vừa thuận lợi xây dựng được thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gà thịt.
“Khó khăn lớn nhất với dòng sản phẩm chăn nuôi theohướng hữu cơ, an toàn là chưa có thị trường ổn định. Kênh tiêu thụ chính vẫn qua các thương lái nhỏ, trong khi người tiêu dùng chưa thể phân biệt được sự khác nhau giữa sản phẩm hữu cơ và thông thường nên giá trị thực sự của sản phẩm chưa được định vị. Nếu có doanh nghiệp chế biến đồng hành để hình thành chuỗi liên kết, ổn định đầu ra thì chắc chắn hình thức chăn nuôi này sẽ nhanh chóng được nhân rộng”, anh Khôi đánh giá.
Bà Trần Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao và Dịch vụ Công nghệ sinh học hữu cơ thông tin, sau 3 năm thực hiện dự án xây dựng mô hìnhchăn nuôi gà thịttheo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội và Thái Nguyên, đến hiện tại HTX đã thu được những kết quả rất khả quan.
Việc áp dụng quy trình nuôi mới đã giúp các hộ giải quyết được 2 vấn đề lớn là hạn chế thấp nhất sử dụng kháng sinh tổng hợp trong chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Quan trọng hơn, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chất lượng, an toàn cho sức khỏe.
Một tín hiệu đáng mừng là sau khi dự án đã kết thúc, nhiều hộ nhận thấy phương pháp nuôi mới hiệu quả và đã chủ động học hỏi, nhân rộng. Thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, Trung tâm sẽ đào tạo, tập huấn và chuyển giao quy trình sản xuất chế phẩm sinh học để HTX, các hộ có thể chủ động xây dựng kế hoạch phát triển quy mô chăn nuôi.
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn