10:41:16 22/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Lồng ghép các Chương trình, dự án để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An có diện tích 13.745 km2, chiếm 83% diện tích tự nhiên; Dân số 1.197.628 người, chiếm 36%. Đồng bào dân tộc thiểu số có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh, gồm 47 dân tộc, trong đó có 05 dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng là Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu; có 27 xã biên giới với 24 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, tiếp giáp với 03 tỉnh (Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bô Li Khăm Xay) của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh và môi trường sinh thái; có nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên rừng, tài nguyên nước, đất đai để trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; khai thác khoáng sản và phát triển thương mại, du lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An.

Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc luôn có vị trí chiến lược quan trọng trong các giai đoạn cách mạng của đất nước. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Nhờ vậy, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã có những bước khởi sắc rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực chăm lo sản xuất kinh doanh, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tích cực.

Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là vùng khó khăn, là “lõi nghèo của cả tỉnh”. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, sức cạnh tranh thấp, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu, chưa đồng bộ, đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao so với tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh; kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững; chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều; giáo dục, y tế có mặt còn hạn chế; một số bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp bị mai một.

Giai đoạn 2016-2020 chính sách dân tộc đã hình thành hệ thống tương đối toàn diện hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Theo thống kê sơ bộ, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp (sửa đổi năm 2013) và 97 Luật, Bộ luật với gần 300 Điều có liên quan đến công tác dân tộc; đến nay có 188 chính sách thực hiện tại vùng DTTS&MN đang còn hiệu lực do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó có 136 chính sách dân tộc (bao gồm: (1) các chương trình, chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vùng DTTS&MN; (2) các chương trình, chính sách áp dụng chung cho cả nước nhưng có nội dung ưu tiên hỗ trợ đồng bào DTTS, vùng DTTS&MN). Trong đó, Uỷ ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo: 25 chính sách; các bộ, ngành khác: 111 chính sách. Tuy nhiên, hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn này đã bộc lộ nhiều bất cập, tản mạn, mang tính nhiệm kỳ, quá trình xây dựng dài, thời gian thực hiện ngắn thì lại đến giai đoạn kết thúc chính sách, dẫn đến nhiều chính sách nhưng thiếu nguồn lực thực hiện nên không đạt được mục tiêu đã đề ra.

Lồng ghép các Chương trình để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bà con nhân dân các dân tộc huyện Tương Dương tham gia làm đường giao thông nông thôn theo chính sách hỗ trợ xi măng của tỉnh

Các chính sách này tập trung chủ yếu vào vấn đề an ninh xã hội, xoá đói giảm nghèo (do nguồn lực khó khăn nên chỉ tập trung giải quyết phần ngọn), chưa tạo ra bước phát triển bền vững. Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, có rất nhiều Bộ, ngành (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chỉnh, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Quốc phòng, Công an, Ủy ban Dân tộc, …) cùng tham gia xây dựng, quản lý, theo dõi chính sách ở vùng đồng bào DTTS&MN. Điều này dẫn đến đa số các chính sách được xây dựng và thực hiện theo yêu cầu, trách nhiệm của từng Bộ, ngành, thiếu sự điều phối chung, từ đó tạọ ra sự trùng lặp, phân tán, thiếu kết nối giữa các chính sách. Trước tình hình này, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐB DTTS&MN giai đoạn 2016-2018 (Báo cáo số 426/BC-CP ngày 04/10/2018), đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực những kết quả đạt được cũng như những bất cập, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBDTTS&MN.

Giai đoạn 2021-2025 đã xây đựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030. Đề án đã đánh giá khái quát, tổng thể tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN và kết quả hiệu quả của chính sách dân tộc, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nhiệm vụ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Đề án tổng thể đã được Quốc hội khóa XIV phê duyệt tại kỳ họp thứ 8.

Về cơ bản, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN chính là sự cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về chính sách dân tộc. Nội dung đề xuất của Chương trình hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu chiến lược được Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ nêu tại các văn bản như: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc; Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW cùa Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát hiển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Để hiện thực hoá, Quốc hội khoá XV ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là CTMTQG DTTS), với 10 dự án (trong đó có 14 tiểu dự án) thành phần: (i) Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; (ii) Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; (iii) Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; (iv) Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; (v) Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (vi) Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; (vii) Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; (viii) Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; (ix) Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; (x) Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Lồng ghép các Chương trình để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bà con nhân dân các dân tộc huyện Tương Dương thực hiện Dự án “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”

Với 14 tiểu dự án, 36 nội dung hỗ trợ đầu tư được tổ chức thực hiện trên địa bàn 12 huyện, thị xã, gồm 131 xã (76 xã khu vực III, 55 xã khu vực I) của tỉnh Nghệ An. So với giai đoạn 2016-2020, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh giảm từ 252 xã (năm 2016) xuống còn 131 xã (năm 2021). Trong đó xã khu vực III (ĐBKK) giảm 30 xã (từ 106 xã xuống còn 76 xã), số thôn bản ĐBKK giảm 594 thôn bản (từ 1.181 thôn bản xuống còn 588 thôn bản). Trong hai năm 2022-2023, Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình: (i) Năm 2022 giao cho các đơn vị, địa phương thực hiện là 794.972 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển 492.540 triệu đồng; vốn sự nghiệp 302.432 triệu đồng. (Ngoài ra, có vốn sự nghiệp nguồn ngân sách địa phương: 1.789 triệu đồng); (ii) Năm 2023 giao cho các đơn vị, địa phương thực hiện là 1.473.139 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển 632.118 triệu đồng; vốn sự nghiệp 841.021 triệu đồng; (iii) Năm 2024, 2025 là năm quan trọng để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của Chương trình, để góp phần tăng trưởng kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN hướng tới thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chương trình, góp phần xây dựng các xã nông thôn mới thuộc vùng.

Để tăng cường huy động lồng ghép các Chương trình để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2025, Nghệ An cần:

Thứ nhất, lồng ghép vốn không chỉ thực hiện giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, mà còn được thực hiện lồng ghép giữa các chương trình, dự án khác để huy động tối đa nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia.

Thứ hai, nguyên tắc lồng ghép quy định tại Điều 10, Nghị định số 27 của Chính phủ, cụ thể: Lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là việc sử dụng vốn của nhiều chương trình, dự án để đầu tư thực hiện công trình, dự án, hoạt động có cùng mục tiêu, nội dung và được thực hiện trên cùng một địa bàn nhằm huy động tối đa các nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.

Việc lồng ghép nguồn vốn dễ thực hiện hơn nếu sử dụng vốn địa phương, bởi nguồn vốn địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Hội dồng nhân dân, vì vậy Hội đồng nhân dân có thể điều chỉnh vốn từ chương trình này sang chương trình khác, giữa các huyện, các xã bằng nghị quyết của Hội đồng nhân dân và việc lồng ghép vốn địa phương khả thi hơn lồng ghép vốn trung ương,

Thứ ba, thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả.

Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư và chính sách phát triển đồng bộ với quản lý; Khắc phục tình trạng quá nhiều dự án vượt quá khả năng cân đối vốn của địa phương; tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lặp; tránh thất thoát, lãng phí và không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Tăng cường kiểm tra đôn đốc báo cáo tiến độ trong điều hành xây dựng cơ bản và các dự án đầu tư trong chương trình xây dựng NTM.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh phân cấp, nhất là cấp cơ sở, nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây