12:33:28 22/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại vùng nông thôn, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024 – 2025

Trong những năm vừa qua chuyển đổi số (CĐS), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không những là ưu tiên chiến lược của Đảng, Chính phủ, Nhà nước mà thực sự đã trở thành Động lực đổi mới, động lực tăng trưởng góp phần quan trọng phát triển Kinh tế, xã hội và mọi mặt đời sống xã hội từ Tung ương đến Địa phương.

Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn với thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh. Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, phải phù hợp, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược chuyển đổi số quốc gia, triển khai một cách chủ động, linh hoạt với 3 trụ cột: Phát triển chính quyền số ở nông thôn, phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn, phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.

Tập đoàn VNPT là nhà cung cấp dịch vụ số phục vụ Chuyển đổi số các cấp được Chính phủ tin tưởng giao trọng trách là một trong các Tập đoàn công nghệ “Dẫn dắt Chuyển đổi số Quốc gia”. Để góp phần vào thành công của Hội thảo, VNPT Nghệ An – đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn VNPT tham gia trao đổi một số nội dung với chủ đề “ Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại vùng nông thôn, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024 – 2025”.

Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại vùng nông thôn, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024 – 2025

Chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn là lĩnh vựccòn mớichưa được khai phá hết tiềm năng

Thời gian qua Chính phủ và UBND tỉnh Nghệ An đã có nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện Chương trình chuyển đổi số Quốc gia và chuyển đối số ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cụ thể như: Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 922/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 923/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 924/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 05/08/2022 Ban chấp hành Đảng bộ về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 568/KH-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025; Quyết định số 1595/QĐ-UBND ngày 08/06/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1117/QĐ – UBND ngày 24/4/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2025”…

Trong đó, Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ưu tiên trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu mục tiêu về tỷ trọng phát triển kinh tế số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt tối thiểu 10%.

Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại vùng nông thôn, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024 – 2025

Việc ứng dụng thiết bị Drone vào hoạt động sản xuất nông nghiệp được xem là bước đi mới của huyện lúa Yên Thành

Tính đến 31/8/2024, toàn tỉnh có 320/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tương đương 77,86%; có 101/320 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tương đương 31,56% số xã nông thôn mới; có 16/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tương đương 15,84% số xã nông thôn mới nâng cao; có 9 đơn vị cấp huyện đạt/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đang hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định công nhận huyện Hưng Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; phấn đấu đến hết năm 2024 trình Trung ương thẩm định công nhận huyện Nghĩa Đàn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 và 02 huyện Yên Thành, Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Song song với đó, việc thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương, từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện, toàn tỉnh Nghệ An đã có 567 sản phẩm đạt sao OCOP, có 529 sản phẩm đạt 3 sao, 37 sản phẩm đạt 4 sao, 1 sản phẩm đạt 5 sao và 2 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao.

Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại vùng nông thôn, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024 – 2025

Trang trại Đồi Chồi Bud Hill Farm của anh Nguyễn Công Hải được áp dụng công nghệ IoT với hệ thống cảm biến, hộp truyền tín hiệu treo khắp trang trại

Với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Chính quyền các cấp, cùng sự phối hợp hợp tác tích cực của các doanh nghiệp tập đoàn công nghệ cốt lõi “Dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia” trong đó có VNPT, đã đạt được nhiều kết quả và cột mốc quan trọng. Riêng tại tỉnh Nghệ An, VNPT Nghệ An cùng các đơn vị cung cấp dịch vụ đã phối hợp UBND tỉnh và Cơ quan chính quyền trên địa bàn triển khai đạt nhiều kết quả: (i) 100% các xã có đường cáp quang tốc độ cao kết nối trung tâm xã, 90% diện tích địa bàn phủ sóng 3G-4G; (ii) Hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh LGSP Nghệ An kết nối nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia NDXP; Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành kết nối liên thông 4 cấp: Trung ương – Tỉnh – Huyện – Xã thông qua trục LGSP tỉnh và NDXP. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Nghệ An đã triển khai cho 100% các đơn vị cung cấp các thủ tục hành chính. Hệ thống đã được kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia. Cổng thông tin điện tử bao gồm cổng chính và 51 cổng thành phần được tích hợp; Hệ thống báo cáo ngành địa phương VNPT VSR tỉnh Nghệ An kết nối hệ thống báo cáo Quốc gia. Hệ thống Cơ sở dữ liệu về Công chức viên chức cho 2490 đơn vị, với gần 76.000 dữ liệu hồ sơ cán bộ công chức viên chức được cập nhật vào hệ thống và đồng bộ lên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về cán bộ công chức viên chức của Bộ Nội vụ (đạt tỉ lệ 100%). Hệ thống hộp thư công vụ, Hệ thống Công chứng chứng thực; Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) tỉnh Nghệ An….Đồng thời đối với lĩnh vực Y tế và Giáo dục VNPT cũng là đơn vị đang triển khai đến hơn 96% các đơn vị trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chuyển đổi số chung của tỉnh Nghệ An, đối với chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể như sau: (i) Các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số chưa nhiều, phần đa tập trung ở các doanh nghiệp lớn, nên việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh nông sản ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng khá mới mẻ; (ii) Hạ tầng công nghệ số chưa được đồng bộ, việc thực hiện chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp đòi hỏi phải có hạ tầng và CSDL dữ liệu (cây trồng, vật nuôi, văn bản chính sách đã được số hóa), nhằm tạo cơ hội cho nông sản ở vùng sâu, vùng xa kết nối trực tiếp với hệ thống thương mại điện tử. Điều này gây khó khăn trong việc tiếp cận, cũng như ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; (iii) nguồn nhân lực có chuyên môn cao về sản xuất, chế biến nông sản, biết sử dụng, vận hành các thiết bị (tự động, số, thiết bị phân tích,…) đang hạn chế.

Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại vùng nông thôn, hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024 – 2025

Hội Nông dân huyện Thanh Chương tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho 38/38 xã, thị trấn về cài đặt, sử dụng App Nông dân Việt Nam

Với mục tiêu, nhằm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ chủ yếu đảm bảo an sinh xã hội, gắn kết với thị trường sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với nhu cầu của thị trường; nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết; nâng cao thu nhập phát triển doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Để đạt được mục tiêu và góp phần đồng hành cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chuyển đổi số ngành Nông nghiệp, theo đó 2 bên đã ký Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021 – 2025. Hợp tác thể hiện rõ tầm nhìn, chiến lược, chính sách đều hướng đến nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã. Mọi nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đồng thời 2 bên đã khai trương 2 cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp; Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành chăn nuôi hệ thống Cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng

Hiện nay, Tập đoàn VNPT đã xây dựng sẵn sàng các giải pháp đáp ứng đầy đủ toàn trình liên kết theo chuỗi giá trị nông sản, từ quản lý đầu vào, quản lý vùng sản xuất, chương trình liên kết nông dân, nông dân số, hợp tác xã số, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống sản xuất minh bạch, đảm bảo chất lượng, thương mại điện tử bán đầu vào, bán đầu ra, kết nối cung-cầu nông sản, truy xuất nguồn gốc, tất cả đồng nhất trên một nền tảng nông nghiệp số VNPT, phục vụ việc phát triển chuỗi liên kết giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP thông qua chuyển đổi số là một cách hiệu quả để nâng cao năng suất, tăng cường tiếp cận thị trường và tạo ra giá trị cho các cộng đồng địa phương: Nền tảng quản lý chuỗi cung ứng nông sản VNPT vFarm là Hệ thống quản lý các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi cung ứng trong Nông nghiệp, từ khi sản phẩm bắt đầu hình thành cho tới khi vào tay người tiêu dùng, tuân thủ theo đúng các quy trình tiêu chuẩn. Hiên đã triển khai tại Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Đồng Nai… ; Nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản VNPT Check là Giải pháp giải quyết bài toán truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản trên thị trường hiện nay. Hệ thống sẽ cung cấp tem xác thực nguồn gốc sản phẩm nông sản, dùng để cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc quản lý quá trình sử dụng, mỗi tem có số định danh riêng trên cơ sở dữ liệu và gắn liền với các thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất của từng sản phẩm… ; Hệ thống kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm sẽ cung cấp cho người tiêu dùng một địa chỉ tin cậy, có đầy đủ thông tin để lựa chọn thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng dưới sự xác thực, quản lý của cơ quan nhà nước ; Hệ thống Bản đồ số Nông thôn mới là giải pháp cung cấp các thông tin tổng quan về tình hình phát triển Nông thôn mới trên địa bàn, các lớp thông tin bản đồ về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu. Hệ thống còn là kênh thông tin quảng bá nông sản, các sản phẩm OCOP của địa phương, tạo phương tiện kết nối giữa cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Đồng thời giải pháp còn giúp các cơ quan chính quyền cung cấp các thông tin về hoạt động triển khai Nông thôn mới tại địa phương cũng như công bố, phổ biến thông tin rộng rãi đến người dân. Xác thực nguồn gốc sản phẩm, đẩy mạnh các hoạt xúc tiến, quảng bá sản phẩm nông nghiệp; Hệ thống quản lý thông tin ngành nông nghiệp AIMS là giải pháp do Tập đoàn VNPT nghiên cứu và phát triển với sứ mệnh đáp ứng yêu cầu quản lý toàn diện tất cả các lĩnh vực trong ngành nông nghiệp, đánh giá được tình hình quản lý và nắm được các thông tin chính xác về cây trồng, vật nuôi, thủy sản, dịch bệnh, kỹ thuật, sản xuất, mùa vụ,..một cách tổng quan, từ đó đưa ra những định hướng để đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp. Dữ liệu trên hệ thống được đồng bộ liên tục, kết nối trực tiếp với các hệ thống quản lý chuyên ngành, trung tâm giám sát điều hành ngành nông nghiệp, giúp cơ quan quản lý giảm bớt thời gian thu thập, báo cáo, thống kê số liệu của ngành theo từng lĩnh vực, hỗ trợ ra quyết định kịp thời và chính xác. Hệ thống được phát triển trên cả ứng dụng web và di động, người dân có thể dễ dàng khai thác các thông tin đa lĩnh vực trong ngành nông nghiệp, tiết kiệm thời gian và cắt giảm giấy tờ trong quá trình làm việc. Hệ thống Bản đồ số du lịch là giải pháp để phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, với ngân hàng hình ảnh, số hóa các thông tin, tài liệu về các điểm du lịch nông thôn, tăng cường ứng dụng dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) để từng bước hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch, tạo điều kiện cho khách du lịch trải nghiệm các hoạt động, dịch vụ du lịch nông thôn an toàn, thuận tiện và thân thiện. Đây đang là hướng đi mới tích cực được kỳ vọng là mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội, qua đó sẽ gắn kết du lịch nông thôn với chuyển đổi số và hướng tới các mục tiêu phát triển điểm đến, sản phẩm du lịch chất lượng cao sẽ là “đòn bẩy” phát triển du lịch trong tương lai.

Với hệ sinh thái nông nghiệp số VNPT GREEN, Tập đoàn VNPT kỳ vọng có thể xây dựng nên nền tảng nông nghiệp số quốc gia, giải quyết các vấn đề khó khăn của nền nông nghiệp Việt Nam. Đó sẽ là nền tảng liên kết chuỗi giá trị nông sản bền vững, giải được những khó khăn mang tính chất hệ thống và kết nối, nông sản đáp ứng được đa dạng thị trường quốc tế, mang khoa học vào nông nghiệp làm gia tăng giá trị nông sản, từ đó các doanh nghiệp dễ dàng hội nhập quốc tế, giảm thiểu rủi ro, người nông dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Ngoài ra, Tập đoàn VNPT còn có các giải pháp tích hợp trên hệ sinh thái Nông nghiệp số như tính năng thanh toán trực tuyến VNPT PAY… Ở đây người bán và người mua có thể giao dịch hoàn toàn trên môi trường điện tử một cách an toàn, hiện đại.

Với quyết tâm và sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp trên địa bàn, sự chung sức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Chúng tôi tin tưởng vào công cuộc phát triển chuyển đổi số của tỉnh Nghệ An sẽ phát triển mạnh mẽ, các ứng dụng công nghệ số sẽ được người dân, doanh nghiệp, chính quyền triển khai rộng rãi, gắn liền với cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, tiến tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024 – 2025.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây