“Trung Quốc đang thiếu khoảng 21 triệu tỷ quả dừa. Trung Quốc chỉ trồng dừa duy nhất ở đảo Hải Nam nhưng sản lượng rất nhỏ, còn dừa Bình Định rất ngon và có vùng trồng rộng”, lãnh đạo Công ty CP Vinanutrifood Bình Định nói và cho biết, đã đưa chuyên gia đến Bình Định và họ đánh giá, dừa xiêm Tam Quan Bình Định, ngon nhất Việt Nam.
Bình Định có nền nông nghiệp phát triển, sản phẩm nông nghiệp và các làng nghề truyền thống của tỉnh rất đa dạng và nổi tiếng, song phần lớn vẫn phát triển theo mô hình nhỏ lẻ, chưa tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn rộng rãi. Điều này gây khó khăn cho nông dân trong việc nâng cao thu nhập từ nông nghiệp.
Theo ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, từ vị trí địa lý đến điều kiện tự nhiên đã đem lại cho địa phương có nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú, nổi tiếng. Tuy nhiên, hiện giờ việc phát triển vẫn còn theo mô hình nhỏ lẻ, khó có thể làm giàu được trên chính mảnh đất của mình.
“Ngành nông nghiệp Bình Định nếu không thay đổi căn bản từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, chế biến thì sẽ tụt hậu rất nhanh so với các địa phương trong nước có ngành nông nghiệp như tỉnh”, ông Phạm Anh Tuấn nói.
9 tháng đầu năm 2024, Bình Định có diện tích trồng rau các loại (chủ yếu là ớt) đạt 10.745ha; diện tích trồng bưởi đạt 725ha; diện tích trồng dừa đạt 9.258ha; diện tích trồng xoài đạt 992ha. Về chăn nuôi với các sản phẩm chủ lực là heo, bò, gà (sản lượng 9 tháng đầu năm 2024 lần lượt là 104.053 tấn, 28.830 tấn, 18.787 tấn).
Toàn tỉnh Bình Định hiện có 382 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó 44 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 338 sản phẩm đạt hạng 3 sao.
Thời gian qua, việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực. Thế nhưng, vẫn còn thiếu tính bền vững, còn tình trạng được mùa mất giá, chi phí đầu vào sản xuất có lúc còn cao, chưa hình thành nhiều chuỗi giá trị từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối.
Để tháo gỡ những vướng mắc, UBND tỉnh Bình Định vừa tổ chức hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn, thu hút hơn 250 đại biểu gồm các thương nhân, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh và nông dân, cùng các đơn vị sản xuất, kinh doanh và thu mua sản phẩm nông nghiệp.
Tại đây, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng – Tổng Giám đốc Công ty CP Vinanutrifood Bình Định cho rằng, Bình Định chưa xác định được cây chủ đạo của địa phương. Theo bà Hằng, Việt Nam là đất nước nông nghiệp, 63 tỉnh, thành đều làm nông nghiệp. Vì vậy, nếu không có sự khác biệt sẽ không thu hút được nhà đầu tư, không thu hút được đối tác thu mua.
Đối với Bình Định, dừa là loại nông sản mà địa phương nên tập trung. “Trung Quốc đang thiếu đâu đó khoảng 21 triệu tỷ quả dừa. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ trồng dừa duy nhất ở đảo Hải Nam nhưng sản lượng rất nhỏ, còn dừa Bình Định rất ngon và có vùng trồng rộng”, bà Hằng nói và cho biết, tháng 10/2023, bà đưa nhiều chuyên gia đến Bình Định và họ đánh giá, dừa xiêm Tam Quan Bình Định là ngon nhất Việt Nam.
Hiện, Công ty CP Vinanutrifood Bình Định đã đầu tư dự án Khu sản xuất, chế biến nông, lâm sản tập trung (tại huyện Tây Sơn) với diện tích dự kiến 10ha, tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng.
Với cây dừa, doanh nghiệp này đã có những trao đổi với Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, đặt vấn đề phát triển vùng nguyên liệu dừa cho doanh nghiệp, kết hợp các mô hình xen canh dưới tán dừa để nâng cao giá trị kinh tế cho cùng một đơn vị sản xuất như dừa kết hợp xen rau má, tía tô…
“Chúng tôi kỳ vọng, cùng thời gian này năm tới, Vinanutrifood Bình Định sản xuất từ nguyên liệu của nông dân Bình Định, cho những đơn hàng đầu tay. Từ bây giờ, bà con nông dân nên thay đổi, đừng mãi chạy theo con ngựa mà hãy trồng một đồng cỏ tốt, khi đó có những con ngựa tốt tìm đến”, bà Hằng nói.
Ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu chính quyền các địa phương cần xác định rõ các sản phẩm chủ lực dựa trên điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của từng vùng và tập trung tổ chức sản xuất theo vùng nguyên liệu lớn, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, để từ đó có quy mô sản lượng lớn cung cấp cho các nhà máy chế biến.
Đồng thời, lưu ý người dân và doanh nghiệp tham gia sản xuất phải thay đổi căn bản cách làm, tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
“Chính quyền tỉnh sẽ tập trung mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các nhà máy chế biến, hỗ trợ về chính sách và nguồn lực cho sản xuất”, ông Tuấn nói và cam kết, hỗ trợ thương nhân, doanh nghiệp và nông dân trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Quy Nhơn
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn