17:16:53 21/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nghệ An đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuổi giá trị nông sản

Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập người dân là vấn đề đã đưa vào tiêu chí để đánh giá trong xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp chính là cơ sở để thực hiện phân công lao động, chuyên môn hóa từng khâu trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản. Mỗi chủ thể khi tham gia liên kết kinh tế sẽ đảm nhiệm một lĩnh vực hoặc một khâu mình có thế mạnh. Chẳng hạn, với lợi thế và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các hộ nông dân có thể chuyên môn hóa trong canh tác, sản xuất, chăm bón…; các doanh nghiệp chuyên môn hóa trong chuyển giao kỹ thuật sản xuất công nghệ cao trong chế biến, tiêu thụ hàng nông sản.

Nghệ An đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuổi giá trị nông sản

Mô hình Chuỗi giá trị trong nông nghiệp gồm: Đầu vào (nhà cung cấp giống, vật tư, phân bón,… ) > Sản xuất (hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp) > Chế biến > Thương mại.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực chế biến sâu hàng nông sản, các hộ nông dân riêng lẻ khó có thể làm được nên vai trò của doanh nghiệp là rất lớn. Trong khi đó, nếu được chế biến sâu thì giá trị nông sản có thể tăng lên nhiều lần. Khi các nhà máy chế biến sâu ra đời, nhất là những nhà máy công suất lớn do những doanh nghiệp lớn đảm nhiệm thì nông sản của hộ nông dân sẽ đảm bảo được tiêu thụ toàn bộ, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Liên kết kinh tế góp phần xóa bỏ cách thức sản xuất, kinh doanh khép kín, đơn cực; đồng thời, mở rộng hợp tác, thúc đẩy mạnh mẽ chuyên môn hóa trong từng khâu, từng công đoạn của sản xuất, chế biến và tiêu thụ, góp phần mở rộng thị trường.

Trong điều kiện hiện nay, tổ chức sản xuất ở nông thôn cần có sự liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đối với nông sản, đây là hoạt động rất cần thiết để sản xuất, kinh doanh nông sản phát triển.

Thứ nhất, Tạo sự ổn định, sức cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và nâng cao chất lượng, giá trị hàng nông sản:Mục tiêu của doanh nghiệp và hộ nông dân là tạo ra sự phát triển ổn định, bền vững trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản. Nếu không có liên kết kinh tế, các chủ thể khó có đủ nguồn lực để ổn định sản xuất (có thể thiếu vốn, công nghệ, lao động, đất đai… cũng như thiếu nguồn tiêu thụ, nguồn cung ứng hàng nông sản). Nên với sự liên kết này sẽ giúp các chủ thể yên tâm sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo hình thành được chuỗi giá trị hàng nông sản có chất lượng cao, giảm chi phí trung gian để tạo sức cạnh tranh trên thị trường, hạn chế được những tác động tiêu cực từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế, thiên tai và các rủi ro khác.

Thứ hai, Góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, hiện đại, công nghệ cao:Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu thế chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng quay trở lại và những ảnh hưởng rõ rệt của biến đổi khí hậu, nông nghiệp, hộ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: bắt kịp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, sâu, rộng; khả năng ứng biến với các tình hình quốc tế khó lường, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, suất đầu tư trên một đơn vị diện tích ngày càng cao,… Mặt khác, kinh tế thị trường tạo ra một luật chơi chung cho tất cả các chủ thể tham gia. Những người thắng cuộc sẽ có lợi nhuận và tiền công cao hơn, còn những người thua cuộc sẽ bị tụt lại đằng sau. Để mở rộng qui mô sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp thì cần liên kết kinh tế và chỉ có liên kết kinh tế mới hiện thực hóa được những điều này. Vì liên kết kinh tế tạo cơ hội và kích thích các chủ thể kinh tế ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, chuyển giao công nghệ cho nhau với chi phí hợp lý, thời gian nhanh chóng. Từ đó, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tạo ra một khối lượng hàng nông sản lớn hơn và đảm bảo những quy định nghiêm ngặt trong từng khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản, đồng thời, tạo ra gía trị gia tăng cho hàng nông sản.

Thứ ba, Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất (bao gồm cơ cấu cây trồng, vật nuôi) theo hướng chuyên môn hóa theo vùng lãnh thổ và mở rộng liên kết vùng:Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân với vùng nguyên liệu tập trung có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Liên kết kinh tế, một mặt, quy tụ, tập trung các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành cụm, thành tổ, thành nhóm để thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa,… cũng như thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát hay thu mua nông sản; mặt khác, hướng sản xuất vào một loại cây, con thế mạnh nhất định như năng suất, chất lượng cao, giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Từ đó, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Điều này dẫn đến cơ cấu cây trồng vật nuôi của vùng có sự chuyển dịch và thay đổi theo hướng tích cực và chuyên môn hóa. Đồng thời, sự hình thành các vùng sản xuất tập trung sẽ là điều kiện để tăng cường liên kết vùng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

Thứ tư, Giải quyết các khó khăn giữa doanh nghiệp và hộ nông dân:Với sự phát triển không đều của lực lượng sản xuất thì mỗi chủ thể trong nền kinh tế đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Do đó, để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu thì các chủ thể kinh tế cần liên kết với nhau. Với doanh nghiệp và nông dân, khi nguồn cung ổn định và lợi ích được tối đa hóa thì điều hướng đến là giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí giao dịch, giảm giá thành, cung cấp nông sản chất lượng tốt hơn. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp và hộ nông dân cần hỗ trợ nhau bằng cách sử dụng, phát huy lợi thế so sánh của hai bên, để bổ sung cho nhau, cùng phát triển. Liên kết nhằm mục đích phân bổ hài hòa lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia, để các chủ thể tham gia cùng nhau phát triển; liên kết trong sản xuất nông nghiệp, có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế, nó sẽ đảm bảo được đầu ra của nông sản và nhất là giảm tối đa khâu trung gian để hạ giá thành sản xuất (đây là khâu quan trọng nhất của việc cạnh tranh sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập).

Thứ năm, Góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp:Đặc điểm, nhận thức và tập quán của các hộ nông dân là có trình độ nhận thức và năng suất sản xuất thấp vẫn mang nặng tư tưởng “tiểu nông” với tâm lý và tư duy sản xuất nhỏ, sức ỳ lớn, tầm nhìn ngắn hạn. Người nông dân vẫn tư duy theo kiểu “chộp giật”, thấy lợi trước mắt thì làm, chưa có sự tính toán, phân tích thị trường. Tuy nhiên, khi liên kết với doanh nghiệp, hộ nông dân được tiếp cận trình độ sản xuất công nghệ cao, quy trình kỹ thuật bài bản và cần đảm bảo các yêu cầu nhất định. Do đó, các hộ nông dân dần được nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, lề lối làm việc tự do. Từ đó, khắc phục những điểm yếu cũng như phát huy được tối đa những điểm mạnh vốn có. Như vậy, thông qua liên kết kinh tế sẽ làm thay đổi tư duy tiểu nông, sản xuất nhỏ trong nông nghiệp mà thay vào đó là tư duy sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của nền kinh tế thị trường.

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Sự phát triển của nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị cho thấy vai trò quan trọng của việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hợp đồng. Đồng thời, việc thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc là tiền đề bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh nông sản nói riêng.

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây