02:27:07 23/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Ở Bến Tre, ngành chức năng vừa thả ra 500 triệu con động vật gì tại các nơi trồng dừa?

Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã thả hơn 500 triệu con ong ký sinh (loài động vật thiên địch của sâu đầu đen) ra ngoài tự nhiên sau thời gian nhân nuôi. Loại ong ký sinh này sẽ tấn công, tiêu diệt sâu đầu đen phá hại cây dừa ở cả giai đoạn nhộng và sâu non.

Hôm nay 3/10, thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, địa phương đã thả hơn 500 triệu con ong ký sinh để diệt sâu đầu đen hại dừa.

Thả hơn 500 triệu con ong ký sinh, loài động vật này được ngành chức năng tỉnh Bến Tre nhân nuôi rồi thả ra môi trường tự nhiên để chúng tìm diệt sâu đầu đen phá hại cây dừa. Ảnh: H.X

Cụ thể, năm 2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cùng các huyện đã thả hơn 150 triệu ong ký sinh. Từ đầu năm 2024 đến nay, thả hơn 150 triệu ong ký sinh.

Ong ký sinh sau khi được thả ra môi trường tự nhiên sẽ ký sinh trên sâu đầu đen và tấn công, tiêu diệt chúng ở cả giai đoạn nhộng, sâu non.

Theo thống kê, hiện nay, tổng diện tích dừa nhiễm sâu đầu đen ở tỉnh Bến Tre hơn 600ha (tổng diện tích trồng dừa ở Bến Tre là hơn 78.100 ha).

Các tổ trồng trọt và bảo vệ thực vật các huyện đang phối hợp UBND các xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre tăng cường rà soát lại diện tích nhiễm phát sinh, để sớm phát hiện, triển khai phòng trừ, không để lây lan thành ổ dịch lớn, khó kiểm soát về sau.

Đồng thời, tổ chức tuyên truyền người dân không phun xịt thuốc sau khi thả ong để bảo vệ nguồn ong ký sinh ngoài đồng nhằm đảm bảo hiệu quả phòng trừ.

Thống kê cho thấy, hiện nay, tổng diện tích trồng dừa nhiễm sâu đầu đen ở tỉnh Bến Tre hơn 600ha. Ảnh: H.X

Theo ông Võ Văn Nam – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, thời gian qua, thời điểm nắng nóng, sâu đầu đen có điều kiện thuận lợi phát triển, nhưng thời điểm này khó nhân nuôi, phóng thích ong ký sinh.

Do khó nhân nuôi, phóng thích ong ký sinh ở thời điểm nắng nóng nên gây phát sinh các diện tích trồng dừa nhiễm sâu đầu đen.

Hiện đang vào mùa mưa, điều kiện tốt để nhân nuôi ong ký sinh nên ngành chức năng địa phương tổ chức nhân nuôi, để thả ong ký sinh.

Ông Nam khuyến cáo người dân cần chủ động thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa tàu lá hoặc lá chết bị sâu gây hại trên cây dừa và cây ký chủ phụ (cau, dừa nước, cọ, chuối…).

Đồng thời, người trồng dừa cần tiêu hủy tàu dừa, lá dừa bằng cách đốt hoặc vùi xuống nước nhằm làm giảm mật số sâu hại dừa.

Theo phóng viên tìm hiểu, sâu đầu đen hại dừa có tên khoa học là Opisina arenosella Walker. Loại sâu này có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka từ giữa thế kỷ 19, sau đó lây lan, gây hại tại 16 quốc gia của châu Á như, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc,…

Tại Việt Nam, sâu đầu đen hại dừa xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 7-2020 tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Sau đó lây lan đến các tỉnh lân cận như như Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.

Huỳnh Xây

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây