02:24:16 23/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nhện hại trên bưởi giảm đáng kể nhờ sử dụng nhện nhỏ bắt mồi

Sử dụng nhện nhỏ bắt mồi kiểm soát nhện hại, bọ trĩ trên cây bưởi giúp giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất…

Vườn trồng bưởi có diện tích hơn 3ha của gia đình chị Phạm Thị Minh Tâm ở xã Vân Đồn (Đoan Hùng, Phú Thọ) từ đầu tháng 6 tới nay luôn tấp nập người dân trong vùng tới tham quan, học tập cách bắt, thả, chăm sóc và kiểm chứng hiệu quả của việc sử dụng nhện nhỏ bắt mồi để kiểm soát nhện hại và bọ trĩ.

Theo chị Phạm Thị Minh Tâm (thứ 3 từ phải sang), khi sử dụng nhện nhỏ bắt mồi, triệu chứng trên lá do nhện hại gây ra đã giảm đáng kể. Ảnh:Trung Quân.

Chị Tâm chia sẻ, nhóm nhện gây hại vườn bưởi của gia đình gồm nhện đỏ, nhện rám vàng (nhện ống) và nhện trắng. Nhện đỏ chích hút nhựa cây bưởi tạo thành các vết chấm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Lá, quả bị nhện đỏ hại nặng có màu nâu đỏ, dễ bị rụng, cây còi cọc, không ra lộc.

Nhện rám vàng chích hút làm vỏ quả biến màu, chuyển sang màu rám vàng, gây hiện tượng rám quả. Những khu vực rậm rạp, thiếu ánh sáng thường bị nhện rám vàng hại nặng.

Nhện trắng thường sống ở mặt dưới lá non, trong kẽ lá, búp ngọn non, quả để gây hại. Cây bưởi bị nhện trắng hại thường có biểu hiện lá non nhỏ, dày, màu hơi nhạt, phồng cứng hoặc quăn queo, đôi khi cũng có hiện tượng rám quả.

Các loại nhện gây hại trên thường có vòng đời ngắn, khả năng sinh sản cao, tạo nhiều thế hệ trong một năm nên dễ phát triển thành dịch trong thời gian ngắn, gây hại rất lớn đối với cây bưởi. Bà con trồng bưởi vì thế phải tiêu tốn rất nhiều chi phí, công lao động để phòng trừ nhưng vẫn không ăn thua.

Từ khi được sự hỗ trợ của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (Cục Bảo vệ thực vật) về cách thức sử dụng nhện nhỏ bắt mồi kiểm soát nhện hại, mặc dù thời gian áp dụng chưa dài nhưng qua điều tra theo dõi cho thấy triệu chứng trên lá do nhện hại gây ra đã giảm đáng kể.

Nguồn nhện thu được ngoài tự nhiên được nhân nuôi trên hộp nuôi trong vòng 1 tháng để lấy số lượng nhện nhỏ bắt mồi thuần. Ảnh:Trung Quân.

“Khi mới nghe tới việc dùng nhện nhỏ để tiêu diệt nhện hại, cả gia đình tôi không một ai tin tưởng. Tuy nhiên khi thấy cán bộ kỹ thuật của Trung tâm BVTV phía Bắc tuần nào cũng lặn lội từ Hưng Yên lên ăn ngủ tại vườn, tiến hành điều tra, đánh giá, thí nghiệm… mình cũng lân la tìm hiểu, rồi bị thu hút. Đến bây giờ biểu hiện của nhện hại giảm đi đáng kể, gia đình không phải sử dụng thuốc BVTV hóa học để kiểm soát như trước, như vậy là thành công rồi”, chị Tâm phấn khởi.

Ông Đỗ Chí Thành, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV Đoan Hùng cho biết, trong các đối tượng sinh vật gây hại cây bưởi trên địa bàn có nhóm nhện chích hút. Để quản lý nhện hại, trước đây các chủ vườn thường sử dụng thuốc BVTV để phun trừ. Những tháng cao điểm, có hộ phải dùng với mật độ 15 ngày/lần.

Tuy nhiên, việc phun trừ bằng thuốc BVTV hiệu quả không cao, trong khi hầu hết các vườn bưởi đều nằm xung quanh khu vực dân cư nên việc sử dụng lượng lớn thuốc BVTV ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân, môi trường, đất… Đặc biệt, việc sử dụng liên tục nhiều hoạt chất BVTV rất dễ tạo gen kháng cho nhện hại. Do đó, khi được tiếp cận với phương pháp sử dụng thiên địch nhện nhỏ bắt mồi để kiểm soát, từng bước giảm dần việc sử dụng thuốc BVTV, giảm chi phí sản xuất, đông đảo người dân đã hào hứng đón nhận.

“Đoan Hùng là huyện tập trung nhiều cây trồng chủ lực của tỉnh, nhất là cây ăn quả. Việc nhân rộng các giải pháp sinh học, sử dụng thiên địch để kiểm soát sinh vật gây hại là điều kiện tiên quyết để hình thành vùng sản xuất an toàn, hiệu quả, góp phần khẳng định thương hiệu và đưa nông sản của huyện đi xa”, ông Thành nói.

Việc sử dụng thiên địch kiểm soát sinh vật gây hại tạo thuận lợi để phát triển sản xuất theo hướng an toàn, bền vững. Ảnh:Trung Quân.

Bà Dương Thị Ngà, Phó Giám đốc Trung tâm BVTV phía Bắc cho hay, trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng xanh, an toàn, trách nhiệm, bền vững thì việc sử dụng các loài thiên địch trong kiểm soát sinh vật gây hại được xem là một trong những giải pháp tối ưu.

Trên cơ sở đó, năm 2024, Trung tâm BVTV phía Bắc triển khai xây dựng điểm ứng dụng nhện nhỏ bắt mồi (Amblyseius largoensis) trên cây bưởi nhằm kiểm soát nhện hại và bọ trĩ. Mô hình được triển khai tại xã Vân Đồn, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ); xã Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) với quy mô 2hađiểm. Để giúp nông dân tiếp cận nhanh với phương pháp này, Trung tâm đã phối hợp với các địa phương tổ chức 2 lớp tập huấn (20 nông dân/lớp) cho nông dân tham gia tại điểm triển khai ứng dụng.

Theo bà Ngà, nguồn nhện nhỏ bắt mồi có sẵn ngoài đồng ruộng, trên lá cây bưởi và cây chanh. Tuy nhiên để bắt, nhân nuôi, thả, điều tra mật độ, các hộ cần tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn để đạt được hiệu quả cao nhất.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây