12:01:16 24/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Cảnh giác với sâu bệnh hại trên lúa sau mưa lũ

Cây lúa, đặc biệt là những cánh đồng đang bắt đầu trỗ bông sẽ thường gặp phải một số sâu bệnh nguy hiểm sau khi trải qua giai đoạn mưa lũ.

Nhiều diện tích lúa tại tỉnh Phú Thọ bị thiệt hại sau đợt thiên tai khốc liệt vừa qua. Ảnh:Hoàng Anh.

Theo Bộ NN-PTNT, cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho những diện tích sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc.

Đặc biệt hiện nay, nhiều diện tích lúa ở các tỉnh phía Bắc đang vào thời kỳ trỗ bông và vào hạt, sẵn sàng chuẩn bị để thu hoạch sớm và sản xuất cây vụ đông. Tuy nhiên nhiều diện tích lúa đã bị đổ và ngập úng.

Theo ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), để phục hồi “sức khỏe” cho cây lúa sau bão lũ, người dân cần khẩn trương, tích cực tiêu úng, thoát nước.

“Với những diện tích lúa đã vào hạt từ 3 – 5 ngày, nếu để bị ngập lâu, cây lúa sẽ bị hỏng. Do vậy việc đầu tiên bà con cần làm là phải tiêu úng thật nhanh. Sau đó tiến hành buộc dựng đứng đối với lúa đã trỗ bông và vào hạt để cây lúa có thể quang hợp và tiếp tục phát triển”, ông Hoàng Văn Hồng lưu ý.

Với những diện tích lúa vừa trỗ bông, chưa vào hạt, sau khi tiêu úng, thoát nước, cần dựng cây lúa ở góc 70 – 80 độ để lúa có thể tiếp tục quang hợp. Với những diện tích lúa đang trong giai đoạn làm đòng, chưa trỗ bông, người dân cần đảm bảo việc tiêu úng, thoát nước, giữ an toàn cho bộ lá đòng – bộ phận có công năng giúp cây lúa quang hợp để vào hạt.

Sản xuất lúa vụ mùa các tỉnh phía Bắc thiệt hại nặng nề do bão lũ. Ảnh:Đinh Mười.

“Với những diện tích lúa bà con không thể tiêu úng, thoát nước, có nguy cơ bị hỏng, bà con cũng cần sớm chuẩn bị cho việc sản xuất cây vụ đông, từ đó tăng thêm thu nhập, bù đắp phần nào lúa bị thiệt hại”, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo.

Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), sau khi trải qua giai đoạn mưa lũ, cây lúa thường gặp phải một số loại sâu bệnh nguy hiểm.

“Giai đoạn chuẩn bị hoặc bắt đầu trỗ bông là một trong những giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết mưa bão vừa qua, cây lúa đã bị va đập mạnh nên nguy cơ phát sinh những bệnh này là rất lớn”, ông Dương cho hay.

Hạt lúa ngâm nước lâu nên bị hỏng. Ảnh:Quốc Toản.

Chia sẻ về những biện pháp phòng ngừa 2 bệnh trên, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo người dân không bón phân đạm cho lúa. “Sau bão lũ, bà con thấy cây lúa bị đổ ngã thường hay có tâm lý bón thêm đạm để cây phục hồi. Thế nhưng chính việc bón phân đạm vào giai đoạn này sẽ tạo cơ hội để bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn phát triển mạnh hơn”, ông Dương khuyến cáo.

Bên cạnh đó, mặc dù không phải là đối tượng gây hại thường xuyên với lúa vụ mùa nhưng trong điều kiện thời tiết mưa lũ, người dân cũng cần quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông. Người dân cũng cần quân tâm đến các đối tượng rầy nâu, sâu đục thân và sâu cuốn lá.

“Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật cũng như bà con nông dân các địa phương cần phải đặc biệt lưu tâm, điều tra, phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại trên cây lúa sau mưa lũ”, ông Dương nhấn mạnh.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây