03:32:51 23/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Đưa phân bón hữu cơ vi sinh vào ruộng lúa, lợi nhuận tăng 6,5 triệu đồng/ha

KIÊN GIANGSử dụng phân bón hữu cơ kết hợp vi sinh xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất lúa.

Biến rơm rạ thành phân bón

Thành viên Hợp tác xã nông nghiệp Vinacam Hòn Đất (xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) vừa thu hoạch vụ lúa hè thu 2024 với niềm vui trúng mùa, được giá, lợi nhuận thu được khá cao. Trong đó có ruộng sử dụng phân bón hữu cơ Growel M+ chứa các vi sinh vật có lợi, giúp đẩy nhanh quá trình phân hủyrơm rạtại ruộng, bổ sung dinh dưỡng cho đất, năng suất đạt cao nhất lên đến 8,4 tấn lúa tươi/ha.

Ruộng lúa sử dụng phân bón hữu cơ Growel M+ chứa vi sinh có lợi giúp xử lý nhanh rơm rạ ngay tại ruộng, bổ sung dưỡng chất cho đất, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất lúa. Ảnh:Trung Chánh.

Đây là kết quả tại ruộng mô hình do Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang phối hợp với Công ty TNHH Behn Meyer Agricare Việt Nam thực hiện tại hộ ông Lê Tấn Đức.

Ông Đức cho biết, đây là vụ đầu tiên ứng dụng phân bón hữu cơ Growel M+ có bổ sung thêm vi sinh để xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng, biến chúng thành nguồn dinh dưỡng hữu cơ trả lại cho đất. Ban đầu làm cũng cảm thấy khá lo nhưng kết quả mang lại đã giúp ông yên tâm, sẵn sàng đầu tư làm trong các vụ lúa tiếp theo.

Ông Tạ Duy Linh, đại diện phòng Sale and Marketing (Công ty TNHH Behn Meyer Agricare Việt Nam) cho biết, để xử lý rơm rạ tại ruộng, nông dân sử dụng 200kg phân bón hữu cơ Growel M+ có bổ sung thêm vi sinh bón lót sau khi thu hoạch lúa. Đông thời tiến hành trục, xới và giữ môi trường ẩm ướt để vi sinh có điều kiện hoạt động tốt nhất. Sau khoảng 20 ngày, toàn bộ rơm rạ trên ruộng đã mềm nhũn, chuyển màu đen hoàn toàn, không còn khả năng gâyngộ độc hữu cơcho cây lúa và trở thành nguồn dinh dưỡng hữu cơ bổ sung cho đất.

Có được kết quả này là nhờ Growel M+ là sản phẩm hữu cơ hiện đại, cung cấp hàng chục loại khoáng hữu cơ tự nhiên và vi chất hiếm, giúp tăng cường khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Ngoài ra, Growel M+ chứa các vi sinh vật có lợi, giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ, ngăn ngừa ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ. Điều này không chỉ giúp bảo vệ cây trồng mà còn giúp nâng cao hiệu quả canh tác.

Lợi nhuận tăng thêm 6,5 triệu đồng/ha

Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Hòn Đất – bà Nguyễn Thị Kim Tuyết theo dõi mô hình cho biết, nhờ ứng dụng tốt các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất lúa theo quy trình nên ruộng trong mô hình mang lại hiệu quả vượt trội so với bên ngoài. Việc bón lótphân bón hữu cơGrowel M+ đầu vụ, cùng với vi sinh phân hủy rơm rạ thành phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng cho đất nên cây lúa phát triển khỏe ngay từ giai đoạn mạ.

Nhờ áp dụng quy trình bón lót phân bón hữu cơ kết hợp vi sinh xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng, chi phí cả vụ giảm mạnh, nhất là giảm số lần phun thuốc BVTV, hạ giá thành, tăng thêm lợi nhuận cho nhà nông. Ảnh:Trung Chánh.

Ruộng bón phân hữu cơ Growel M+ cây lúa có bộ rễ phát triển mạnh, nhiều rễ tơ hơn, lúa đẻ nhánh khỏe, nở bụi to, đặc biệt hạn chế sâu bệnh và cỏ dại đáng kể. Chi phí cả vụ giảm mạnh nhờ giảm lượng phân hoá học và số lần phun thuốc BVTV (giảm hơn 2 triệu đồng/ha), giảm công chăm sóc, hạ giá thành, tăng lợi nhuận.

Năng suất lúa ruộng mô hình (diện tích 3ha) đạt trung bình 8,4 tấn lúa tươi/ha, cao hơn ruộng đối chứng 600kg/ha. Lúa được bán tại ruộng ngay thời điểm thu hoạch với giá 7.800 đồng/kg, tổng thu hơn 65,5 triệu đồng/ha, trừ chi phí nông dân lãi hơn 43 triệu đồng/ha, chênh lệch lợi nhuận khoảng 6,5 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.

Những năm gần đây, nông dân huyện Hòn Đất chủ yếu sản xuất giống lúa ĐS1 và vấn đề đau đầu là xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Do giống lúa này dài ngày nên khi thu hoạch để lại lượng rơm rạ tương đối nhiều, lại dai hơn các giống lúa ngắn ngày khác. Nếu thu gom để bán cho thương lái mang đi trồng nấm thì họ không mua. Còn đốt bỏ tại ruộng lại gây ô nhiễm môi trường, gây khói bụi và làm mất chất dinh dưỡng. Vì vậy, giải pháp ứng dụng vi sinh xử lý nhanh ngay tại ruộng là hữu hiệu nhất.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


ĐỌC NHIỀU NHẤT
Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây