09:52:34 24/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Làm cà phê bền vững tăng thu nhập, giảm phát thải

Nhờ sản xuất cà phê bền vững, nhiều nông dân Tây Nguyên đang có thu nhập, cuộc sống tốt và góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải trong canh tác cà phê.

Một nông hộ sản xuất cà phê bền vững theo Chương trình NESCAFÉ Plan. Ảnh:Thanh Sơn.

Nước giảm, phân bón giảm

Ông Lý Thông Hạ, trưởng một nhóm nông dân ở thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, là một trong những người đầu tiên tham gia sản xuấtcà phê bền vữngtheo Chương trình NESCAFÉ Plan, ngay từ khi dự án được triển khai ở Việt Nam vào năm 2011.

Nhóm hiện có 120 thành viên với tổng diện tích khoảng 120ha, mỗi năm sản lượng cà phê đạt khoảng 800 – 900 tấn. Nhìn lại 13 năm làm cà phê bền vững với NESCAFÉ Plan, ông Hạ khẳng định, sản xuất cà phê bền vững đã làm thay đổi hẳn tư duy của nông dân.

Trước đây, mỗi lần tưới nước, nông dân trồng cà phê ở Di Linh thường tưới ào ạt mà không cần biết lượng nước tưới như vậy đã đủ hay chưa, có dư nước hay không. Việc không tính toán lượng nước tưới như vậy vừa gây lãng phí nước, vừa có nguy cơ làm mất tình làng nghĩa xóm, ảnh hưởng tới an ninh trật tự trên địa bàn khi những hộ đầu nguồn tưới quá nhiều nước khiến cho những hộ bên dưới lại không đủ, thậm chí không còn nước để tưới cà phê, qua đó dẫn đến những mâu thuẫn xóm giềng.

Việc bón phân cho cây cũng được nông dân thực hiện đầy cảm tính mà bà con hay nói đùa là “bón phân theo túi tiền”. Tức là khi nào giá cà phê thấp, thu nhập ít thì bón ít phân. Còn khi giá cà phê lên cao, nông dân dư dả tiền bạc, thì bón phân nhiều.

Từ khi làm cà phê bền vững, mỗi một công việc, nông dân trồng cà phê đều có sự tính toán cẩn thận. Chẳng hạn, mỗi khi tưới, nông dân đều tính toán lượng nước phù hợp với nhu cầu của cây cà phê trong vườn vào thời điểm đó.

Để khi tưới không bị thiếu hay thừa nước, nông dân đã biết sử dụng nhiều phương pháp đo lượng nước tưới một cách khá chính xác. Chẳng hạn, nếu dùng vòi tưới xả nước vào một thùng phuy 200 lít hết khoảng 30 giây, thì tưới 1 phút là đủ cho một cây cà phê (400 lít/cây).

Hoặc sau khi mưa xuống, nông dân ra vườn bới đất lên, nếu thấy nước mưa thấm sâu được 15cm, là cây cà phê đã đủ lượng nước cần thiết và không cần phải tưới thêm.

Nông dân sử dụnng ống bơ cũ để đo lượng nước cho cây cà phê mỗi khi mưa xuống. Ảnh:Thanh Sơn.

Một sáng kiến rất hay đang được nhiều nông dân áp dụng là đặt ống bơ cũ trong vườn cà phê. Mỗi khi mưa xuống mà nước mưa đầy 2/3 ống bơ là mỗi cây cà phê trong vườn đã có đủ 400 lít nước.

Những giải pháp trên không chỉ giúp nông dân giảm được khá nhiều lượng nước tưới so với trước đây mà còn giảm tiền mua dầu chạy máy bơm, giảm công lao động.

Việc bón phân cũng đã được nông dân tính toán liều lượng kỹ lưỡng và áp dụng những giải pháp phù hợp để không lãng phí phân bón. Bên cạnh đó, nông dân còn tận dụng vỏ quả cà phê để làm phân bón hữu cơ bón lại cho vườn cây. Giải pháp này vừa giúp giảm đáng kể chi phí mua phân bón, vừa bảo vệ môi trường.

Tính ra, mỗi năm, chỉ riêng tiền phân bón, các hộ nông dân thuộc nhóm của ông Lý Thông Hạ đã tiết kiệm được khoảng 10 triệu đồng/ha. Tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón, vừa làm tăng lợi nhuận cho nông dân, vừa góp phần quan trọng vào giảm phát thải trong sản xuất cà phê.

Truyền cảm hứng sản xuất cà phê bền vững

Nhiều hộ nông dân khác ở các tỉnh Tây Nguyên gồm Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông cũng đang có được những kết quả tốt nhờ sản xuất cà phê bền vững theo Chương trình NESCAFÉ Plan.

Bà Mai Thị Nhung, một nông dân trồng cà phê lâu năm ở thôn 9, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ, gia đình bà có 2ha cà phê. Trước đây, khi sản xuất cà phê theo kiểu truyền thống, mỗi năm thu nhập từ vườn cà phê không cao.

Năm 2028, sau khi đăng ký tham gia Chương trình NESCAFÉ Plan, bà Nhung đã được tham gia lớp tập huấn về sản xuất cà phê bền vững, được đi tham quan nhiều mô hình cà phê bền vững như tái canh hiệu quả, trồng xen trong vườn cà phê…

Từ đó, bà Nhung đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp canh tác bền vững vào vườn cà phê của gia đình, đồng thời trồng xen hồ tiêu, sầu riêng… để tăng thêm thu nhập và cải thiện tính đa dạng về môi trường sinh thái. Nhờ đó, vẫn trên diện tích cà phê như vậy, gia đình bà Nhung đã tăng được 30 – 40% về thu nhập so với trước đây.

Bà Nhung hiện đang là nhóm trưởng của một nhóm nông dân gần 90 thành viên, sản xuất cà phê bền vững ở xã Ea Tiêu. Từ kinh nghiệm thành công của bản thân, bà Nhung đang tích cực truyền cảm hứng, truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất cà phê bền vững với các hộ trồng cà phê trong vùng để giúp mọi người cùng nâng cao thu nhập một cách ổn định, bền vững ngay trên vườn cà phê.

Sản xuất cà phê bền vững giúp nhà nông giảm nước tưới từ 40 – 60%. Ảnh:Thanh Sơn.

Ngoài những nhà nông trung niên, nhiều nông dân trẻ cũng đã tích cực tham gia sản xuất cà phê bền vững, trong đó có những phụ nữ trẻ như chị Nguyễn Thị Trang, nông dân ở thôn 4, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.

Nối nghiệp trồng cà phê của gia đình, từ năm 2018, Trang đã chuyển sang sản xuất cà phê bền vững theo Chương trình NESCAFÉ Plan. Nhờ áp dụng tốt các giải pháp phát triển bền vững, Trang đã làm tăng được giá trị cho vườn cà phê và mang lại thu nhập cao cho gia đình. Vì vậy, sau một thời gian, Trang đã có thể mua thêm hơn 1ha để mở rộng diện tích sản xuất cà phê bền vững.

Tuy còn khá trẻ, nhưng Trang đã được tín nhiệm bầu làm nhóm trưởng của một nhóm gồm 95 nông dân sản xuất cà phê bền vững ở Nhân Cơ. Với cương vị này, trong mấy năm qua, cô đã tích cực truyền cảm hứng sản xuất cà phê bền vững tới các thành viên trong nhóm, để cùng nhau nâng cao thu nhập và làm tăng giá trị cho hạt cà phê Việt Nam.

Chương trình NESCAFÉ Plan được Nestlé Việt Nam thực hiện từ 2011 trên cơ sở hợp tác với Bộ NN-PTNT, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, nhằm thúc đẩy nông nghiệp tái sinh trong canh tác cà phê, hướng tới sự phát triển bền vững của ngành cà phê cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng nông dân trồng cà phê.

Tại buổi giao lưu, gặp gỡ 50 nông dân xuất sắc nhất đang tham gia chương trình NESCAFÉ Plan, tổ chức tại Nhà máy Nestlé Trị An (Biên Hòa, Đồng Nai) trong tháng 9/2024, ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Chương trình NESCAFÉ Plan khu vực Tây Nguyên, cho biết, đến hết năm 2023, Chương trình đã giúp hơn 21.000 nông hộ trồng cà phê ở Tây Nguyên đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C, trong đó, hơn 17.000 nông hộ tham gia tích cực. Đồng thời, Chương trình đã tập huấn cho trên 355.000 lượt nông dân về sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, trong đó trên 35% lượt tham dự là nông dân nữ.​

Sản xuất cà phê bền vững đang mang lại những kết quả rất tích cực về hiệu quả kinh tế cho nông dân, cho môi trường và giảm phát thải. Cụ thể, các hộ đang tiết kiệm được 40 – 60% lượng nước tưới so với trước đây, tương đương với tiết kiệm lượng nước uống cho 1 triệu người/năm; giảm được 20% lượng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học.

Hiện có 60% diện tích trồng cà phê trong các nông trại NESCAFÉ Plan đã có cây che bóng. Một kết quả khảo sát cho thấy, 90% nông hộ sử dụng phương pháp trồng cây che phủ tự nhiên. Bên cạnh đó, 86% vườn cà phê đã đa dạng hóa cây trồng với trung bình 3 loài khác nhau. Với các mô hình xen canh hợp lý trong vườn cà phê, nông dân tăng thu nhập từ 30 – 150%.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây