23:54:20 02/01/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nhập lậu tàn phá ngành mía đường Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã khẳng định như vậy tại hội thảo về chiến lược thích ứng khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường Việt Nam.

Vùng nguyên liệu mía khu vực Đông Trường Sơn của tỉnh Gia Lai. Ảnh:Tuấn Anh.

Ngày 13/9, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Hiệp hội Mía đường Việt Nam tổ chức hội thảo chiến lược thích ứng khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường Việt Nam.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, đường nhập lậu đang tàn phá ngành mía đường Việt Nam. Trong đó, bản chất là đường phá giá có nguồn gốc từ Thái Lan qua Campuchia và Lào rồi đưa về Việt Nam. Hiện tượng này đã xảy ra nhiều năm nay nhưng chưa được ngăn chặn.

Trước khi ngành đường thực thi cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (thuế nhập khẩu ở mức 5%), Việt Nam có 41 nhà máy đường nhưng đến niên vụ sản xuất 2021 – 2022 chỉ còn 25 nhà máy hoạt động, 16 nhà máy buộc phải đống cửa. Điều đáng nói, hơn 100.000 gia đình trồng mía phải chuyển sang cây trồng khác.

Đặc biệt, giai đoạn 2020 – 2022, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và khu vực biên giới bị kiểm soát chặt chẽ nên đường nhập lậu giảm bớt. Tuy nhiên sau đó, đường nhập lậu đã tăng mạnh trở lại vào năm 2023 và đầu năm 2024.

Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ảnh:Tuấn Anh.

Mặc dù sau đó các trùm buôn lậu đường đã bị bắt nhưng tình trạng đường nhập lậu vẫn tiếp diễn, không suy giảm.

Đường nhập lậu đã tác động mạnh đến chuỗi liên kết sản xuất mía đường. Kể từ khi kết thúc vụ ép 2023 – 2024 đến nay, hầu như các nhà máy không thể bán được đường bởi đường nhập khẩu thống trị.

“Dù rất nhiều hành vi gian lận thương mại, đường nhập lậu đã được các cơ quan chức năng phát hiện tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nhưng công tác đấu tranh còn thiếu hiệu quả. Nhiều kẽ hở đang bị các đối tượng kinh doanh phi pháp lợi dụng”, ông Lộc thông tin.

Theo Tổng cục Hải quan, lượng đường lỏng siro ngô HFCS nhập khẩu đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Loại đường này đa số được nhập khẩu bởi các công ty sản xuất nước giải khát để thay thế đường mía.

Trong 3 năm gần đây, tốc độ gia tăng đường nhập khẩu là 226%. Riêng trong năm 2023, lượng đường lỏng siro ngô HFCS đã lấy mất thị phần tương đương 300.000 tấn đường trong ngành nước giải khát. Việc đường lỏng siro ngô đổ bộ vào Việt Nam đã dẫn đến hệ quả thu hẹp thị phần đường trong ngành nước giải khát vụ 2023 – 2024 xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Một thách thức khác được ông Lộc chỉ ra là tình trạng biến đổi khí hậu khiến các vùng trồng mía trọng điểm của Việt Nam đang phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt, cháy rừng.

Mía đang trở thành ngành hàng chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh:Tuấn Anh.

Trước những thách thức trên, ông Lộc cho rằng: “Để phát triển ngành mía đường trong thời gian tới, cần phải củng cố phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất, xây dựng thị trường đường lành mạnh, phát triển hài hòa. Đặc biệt, Việt Nam cần đẩy mạnh phòng chống các hành vi gian lận thương mại đối với thị trường đường. Mặt khác, triển khai các chương trình tuyển chọn giống mía chất lượng, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu để phát triển hiệu quả ngành mía đường”.

Đánh giá về sự cạnh tranh của ngành mía đường, ông Dương Mah Tiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, Gia Lai hiện có khoảng 40.700ha mía, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng mía nguyên liệu của khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Tuy có diện tích và sản lượng mía lớn nhưng canh tác mía không tập trung, việc ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất vẫn hạn chế. Mặt khác, việc phát triển các HTX liên kết trồng và tiêu thụ mía chưa nhiều.

Trước những thách thức trên, ông Tiệp để nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể để phát triển mạnh các HTX nông nghiệp sản xuất mía liên kết với nhà máy đường. Đồng thời có biện pháp hiệu quả ngăn chặn tình trạng tranh mua, tranh bán, vi phạm hợp đồng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ mía. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác khảo nghiệm, lựa chọn, nhân giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh để đưa vào sản xuất.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây