06:58:49 24/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nông dân Đồng Tháp tiếp cận nhanh với công nghệ số

Đồng Tháp xem chuyển đổi số là động lực, là tài nguyên để phát triển kinh tế – xã hội và mong muốn tạo ra làn sóng mới trong sản xuất nông nghiệp.

Nhiều HTX ở Đồng Tháo đã ứng dụng hệ thống giám sát sâu rầy thông minh trong giám sát, dự báo sâu hại. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Nông dân tiếp cận sản xuất nông nghiệp thông minh

Thời gian qua, Đồng Tháp đã tiên phong xây dựng các mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả như sử dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc BVTV, phân bón, lúa giống; sử dụng bẫy đèn thông minh để dự báo tình hình sâu rầy; hệ thống điều khiển thiết bị tưới thông minh được triển khai dựa trên dữ liệu, nền tảng số và đang xây dựng những cánh đồng thông minh.

Với sự chủ động tiếp thu, học hỏi, nhiều nông dân, tổ hợp tác, HTX, hội quán ở Đồng Tháp đã mạnh dạn thay đổi, từng bước tiếp cận với sản xuấtnông nghiệp thông minh, tự động hóa trong canh tác.

Ông Nguyễn Văn Đời, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) cho biết: HTX đang quản lý gần 1.200ha đất sản xuất lúa 3 vụ/năm, gần 100% nông dân đã sử dụng thiết bị bay phun thuốc BVTV rất tiện lợi. Các sản phẩm của HTX làm ra như lúa, gạo, nước uống đóng bình, đóng chai đều gắn mã QR để minh bạch trong sản xuất, thuận tiện trong quản lý, truy cập thông tin nhanh chóng và chính xác. HTX sử dụng phần mềm kế toán, thuế điện tử, hóa đơn điện tử, chữ ký số, thiết bị bơm nước tự động, xây dựng website để giới thiệu sản phẩm…

“Thời gian tới, HTX có định hướng đầu tư mô hình trạm giám sát sâu rầy thông minh để tự động đưa ra cảnh báo và dự báo sâu rầy. Nhờ ứng dụng công nghệ số, hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX cao gấp nhiều lần so với trước đây”, ông Nguyễn Văn Đời nói.

Ông Bảy Những, Chủ nhiệm Hội quán Tâm Quê chỉ cần truy cập vài thao tác của hệ thống quan trắc là hiện đầy đủ các chỉ số về môi trường nước, độ ẩm của đất, độ mặn, độ pH, không khí, khí tượng thủy văn… trong ngày. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Vùng trồng xoài Tân Thuận Tây nổi tiếng nhất ởĐồng Thápvì nơi đây nông dân đều ứng dụng công nghệ số trong sản xuất.

Mờ sáng, lão nông Đặng Văn Những (Bảy Những, 75 tuổi, Chủ nhiệm Hội quán Tâm Quê ở xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh) pha bình trà nóng ngồi bàn chuyện sản xuất nông nghiệp với bà con hàng xóm. Tay cầm chiếc điện thoại thông minh, ông Bảy Những chỉ cần truy cập vài thao tác vào hệ thống quan trắc là hiện đầy đủ các chỉ số về môi trường nước, độ ẩm của đất, độ mặn, độ pH, không khí, dự báo khí tượng thủy văn trong ngày tại khu vực xã Tân Thuận Tây. Căn cứ vào các chỉ số đó, nông dân có thể áp dụng vào sản xuất một cách chủ động.

Ông Bảy Những cho biết, trước đây mỗi khi muốn bón phân hay phun thuốc cho vườn xoài thì phải nhìn trời, nhìn đất rồi dự đoán có mưa hay không, còn độ ẩm, độ pH rất khó biết được. Nay nhờ hệ thống quan trắc thông minh này đã giúp nông dân rất nhiều trong canh tác và hiệu quả mang lại cao hơn.

Xã Tân Thuận Tây cách trung tâm TP Cao Lãnh chưa đầy 3km, hầu hết bà con nơi đây sống bằng nghề trồng xoài rải vụ quanh năm, nhờ đó bà con trong xã ai nấy đều xây nhà tường khang trang, hộ nghèo trong xã hầu như không còn.

Ông Lê Hoàng Tùng, Giám đốc HTX xoài Tân Thuận Tây – đơn vị đứng ra liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nông dân cho biết: HTX có 116ha, với 127 thành viên sản xuất xoài theo hướng hữu cơ có bao trái, năng suất luôn cao, trái đẹp nên bán ra thị trường giá cao hơn từ 1.000 – 2.000 đồng/kg so với xoài sản xuất truyền thống.

Tổng sản lượng xoài mỗi năm của HTX khoảng 1.600 tấn, trong đó HTX đứng ra tiêu thụ cho nông dân khoảng 500 tấn, số còn lại HTX giới thiệu doanh nghiệp đến bao tiêu cho nông dân. Bình quân 1ha xoài cho sản lượng từ 10 – 12 tấn/năm, sau khi trừ chi phí nông dân lời từ 12 – 18 nghìn đồng/kg.

Ông Nguyễn Tấn Chuyển, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Tây phấn khởi cho biết: Hiện nay bà con trong xã đa phần trồng giống xoài Cát Chu nức tiếng, mỗi cây xoài đều được gắn mã QR để truy xuất nguồn gốc.

Tân Thuận Tây bây giờ ngoài diện tích gần 500ha xoài với những mô hình độc đáo, bà con còn biết cách trồng xoài rải vụ, xoài VietGAP, hữu cơ và 100% diện tích xoài nơi đây đều có mã số vùng trồng. Bà con cũng đã biết làm du lịch cộng đồng để phát huy giá trị tài nguyên bản địa, biết ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) đang sản xuất gần 1.200ha lúa 3 vụ/năm, gần 100% nông dân nơi đây sử dụng thiết bị bay phun thuốc BVTV. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Điều đáng mừng hơn xã Tân Thuận Tây giờ đây đã có 2 hội quán được thành lập là Hội quán Tâm Quê và Hội quán Thuận Tân với 640 thành viên, đều được các ban ngành trong tỉnh quan tâm.

Hiện nay, 2 hội quán đã được UBND tỉnh Đồng Tháp và Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đồng chủ trì, được Bộ Khoa học – Công nghệ phê duyệt với tổng kinh phí gần 16 tỷ đồng để xây dựng Làng thông minh từ hội quán để phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Mục tiêu là kết nối cộng đồng, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phát triển nông thôn bền vững, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống người dân dựa trên thế mạnh và cơ hội của địa phương.

Xây dựng dữ liệu số ngành nông nghiệp

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, địa phương đã ứng dụng công nghệ số vào ngành nông nghiệp với 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 tỉnh đang tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu trongtruy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng.

Ở lĩnh vực trồng trọt, tỉnh đã triển khai xây dựng thông tin tổng quan; lĩnh vực phát triển nông thôn, nông thôn mới, sản phẩm địa phương đã thực hiện xây dựng dữ liệu về sản phẩm để người dân có thể cập nhật thông tin và theo dõi. Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai cũng đã và đang được xây dựng cơ sở dữ liệu để đảm bảo các biện pháp cảnh báo, phòng chống thiên tai và chủ động trong sản xuất.

Hiện nay bà con ở xã Tân Thuận Tây đa phần trồng giống xoài Cát Chu nức tiếng, mỗi cây đều được gắn mã QR để truy xuất nguồn gốc. Ảnh:Lê Hoàng Vũ.

Ở giai đoạn 2, tỉnh Đồng Tháp căn cứ vào các cơ sở dữ liệu để chủ động nắm được năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi và có thể ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với giải pháp IoT, Đồng Tháp đã xây dựng dữ liệu về dịch hại cây trồng, chỉ tiêu chất lượng nước. Công nghệ AI cũng đang triển khai áp dụng vào công tác dự báo thiên tai, dịch hại ảnh hưởng đến sản xuất, giúp các địa phương điều hành sản xuất hiệu quả.

Trong giai đoạn 3, Đồng Tháp sẽ kết hợp công nghệ GIS cùng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự báo sản lượng, thị trường, xúc tiến thương mại, đồng bộ dữ liệu từ trung ương đến địa phương để đồng bộ nền tảng nông nghiệp số quốc gia.

“Trong lĩnh vực trồng trọt và BVTV, địa phương đã quản lý được mã số vùng trồng, nắm rõ các dữ liệu số; triển khai tập huấn cập nhật dữ liệu số cho các xã thông qua các app. Qua đó thực hiện quy trình báo cáo định kỳ từ các xã… Vấn đề hiện nay ở địa phương là tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số vẫn còn chậm. Do vậy sắp tới cần có tập huấn nhiều hơn”, ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết.

 

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây