05:05:02 24/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Trồng na ra quả trái vụ, một nông dân ở Lào Cai thu lời hàng trăm triệu/năm

Gia đình chị Lùng Thị Thủy, người dân tộc Phù Lá ở thôn Cốc Sâm 2 (xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) có bí quyết trồng na ra quả trái vụ, sau mỗi mùa tất bật thu hái, xuất bán cho thương lái, gia đình thu lời hàng trăm triệu.

Từ vùng đất khô cằn thành khu vườn trái ngọt

Gắn bó với nghề trồng na cũng gần chục năm nay, gia đình chị Lùng Thị Thuỷ, dân tộc Phù Lá ở thôn Cốc Sâm 2 (xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) tất bật mỗi khi mùa na đến để thu hái, đóng hàng vận chuyển đi các nơi cho thương lái.

Được biết, trước đây vùng này đất đá khô cằn, cặp vợ chồng 8x đã không khuất phục trước khó khăn, chịu khó cải tạo để vùng đất trở nên trù phú với hơn 1 nghìn gốc na đang phát triển tươi tốt.

Gia đình chị Lùng Thị Thủy thu lời trăm triệu mỗi năm từ mô hình trồng na. Ảnh: Thanh Nga

Trồng na trên đất đồi dốc gần 10 năm qua, gia đình chị Lùng Thị Thuỷ là một trong những hộ đi đầu về trồng na trái vụ ở đất Phong Niên và năm nay là năm thứ 6 gia đình chị Thuỷ áp dụng biện pháp kỹ thuật để cây na ra quả trái vụ.

Chị Thuỷ cho biết: Sau thời gian miệt mài tìm hiểu, nghiên cứu, thăm quan những mô hình ở địa phương khác để học tập khoa học kỹ thuật, công nghệ chăm sóc, tỉa cành, thụ phấn, gia đình chị Thuỷ đã tạo ra giống na cho quả trái vụ. Chất lượng thịt dai có vị ngọt, thơm ngon đặc trưng được nhiều người biết đến, không phải nơi nào cũng có được. Do vậy mà na của gia đình chị Thuỷ hái đến đâu thương lái vào tận vườn thu mua hết đến đó.

Sản phẩm na trái vụ của gia đình chị Thủy thu tới đâu bán hết tới đó. Ảnh: Thanh Nga

Theo chị Thuỷ, trồng na không cần kỹ thuật phức tạp, nhưng đòi hỏi công chăm sóc, có thời điểm phải liên tục. Ngoài bổ sung phân bón, nước tưới, cần cắt tỉa cành thường xuyên để na cho trái to, đậu quả đúng thời điểm. Tỉa lá cho thoáng tán cây trước khi ra hoa khoảng 1 tháng sẽ tránh được nhiều loại sâu bệnh. Sau khi đậu quả, cắt loại bỏ quả lép, méo mó khoảng 2 đến 3 đợt/vụ, khi quả na có đường kính 4 – 5cm vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 tiến hành bọc quả bằng túi lưới để phòng ruồi đục quả và các loài côn trùng chích, hút.

Do biết áp dụng khoa học kỹ thuật cùng với kinh nghiệm lâu năm nên sản phẩm na được gia đình chị Thuỷ tạo ra ở 2 thời điểm chính vụ (từ tháng 7 đến tháng 8 dương lịch) và sản phẩm trái vụ (từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch).

Gia đình chị Thủy trồng na theo tiêu chuẩn Vietgap, thịt na ngon ngọt và có vị thơm đặc trưng nên được nhiều người biết đến. Ảnh: Thanh Nga

Thu lãi hàng trăm triệu mỗi năm từ na trái vụ

Hiện tại gia đình chị Thuỷ có hơn 1.000 gốc na, trong đó có khoảng 600 gốc đã cho trái ngọt. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, tính cả 2 vụ, đồi na của gia đình chị Thuỷ có thể thu khoảng gần 5 tấn na/năm. Với giá bán đổ tại vườn vào thời điểm chính vụ dao động từ 50-65 nghìn đồng/1 kg tuỳ mã to, nhỏ; còn đối với na trái vụ sẽ bán được cao hơn na chính vụ, qua đó đem lại thu nhập cho gia đình chị Thuỷ hơn 200 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, sau gần 10 năm, hiện nay, sản phẩm na chính vụ cũng như na trái vụ của gia đình chị Lùng Thị Thuỷ, thôn Cốc Sâm 2 xã Phong Niên đã có tiếng khắp trong và ngoài vùng. Mô hình na của gia đình chị hiện tại không chỉ góp phần ổn định kinh tế, mà đây còn là mô hình làm ăn tiêu biểu để nhiều hộ dân trong thôn, xã học hỏi làm theo.

Mô hình trồng na ra quả trái vụ của gia đình chị Thủy cho thu nhập cao được nhiều hộ nông dân tới học tập làm theo. Ảnh: Thanh Nga

Chia sẻ với chúng tôi, ông Hoàng Minh Đức, Chủ tịch UBND xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai cho biết, cây na nói chung ở xã Phong Niên trước đây chủ yếu được trồng ở trong các vườn tạp, người dân chưa xác định là cây trồng chủ lực và thế mạnh tại địa phương.

Khoảng gần 10 năm trở lại đây, khi bà con theo dõi cây này phù hợp với đất đai, chất lượng sản phẩm ngày càng được nhiều khách hàng biết tới và đánh giá cao, do đó diện tích cây na ở Phong Niên ngày càng được nhân rộng. Mô hình trồng na của gia đình chị Lùng Thị Thuỷ là một trong những mô hình trồng na sạch theo tiêu chuẩn Vietgap, mô hình này đang được xã hướng tới xây dựng là sản phẩm OCOP, từ đó nâng cao giá trị nông sản.

Tuấn Hùng, Thanh Nga

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây