08:34:15 18/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nguồn vốn vay ưu đãi góp phần xây dựng nông thôn mới

Mục lục

    Nguồn vốn vay ưu đãi trợ lực trong công tác giảm nghèo bền vững, là đòn bẩy hữu hiệu góp phần quan trọng để phát triển kinh tế…

    Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” đến nay các chính sách được triển khai rộng khắp tại 28 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

    Người dân huyện Bố Trạch có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế và tích cực đóng góp vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

    Nhiều hộ nghèo ở huyện Bố Trạch được vay vốn phát triển nuôi bò sinh sản và đã có thu nhập ổn định. Ảnh:T.P

    Nguồn vốn tín dụng từngân hàng chính sáchxã hội (NHCSXH) đã thực sự trở thành trợ lực trong công tác giảm nghèo bền vững, là đòn bẩy hữu hiệu góp phần quan trọng để phát triển kinh tế, từng bước làm giàu trên quê hương di sản.

    Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được áp dụng một cách khoa học, phù hợp, sát thực đi sâu vào thực tế cuốc sống đã tạo nên tác động mạnh mẽ, tích cực đối với người dân.

    Ông Mai Ngọc Sơn, Giám đốc NHCSXH huyện Bố Trạch cho hay: “Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách được phát huy hiệu quả đến nay đã giúp hơn 6.740 lượt hộ nghèo, 6.849 lượt hộ cận nghèo và trên 3.900 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn tạo điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. Đã có gần 10.260 hộ vượt qua ngưỡng nghèo”- ông Sơn nói.

    Gia đình chị Nguyễn Thị Liên (xã Vạn Trạch), thuộc diện hộ nghèo đã được vay vốn để mua bò sinh sản. Sau 5 năm, đến nay gia đình chị Liên đã có đàn bò hơn 10 con và chị còn nuôi thêm gà, ngan…

    “Hiện thì gia đình tôi đã có thu nhập hàng năm khoảng 150 triệu đồng và ngày càng ổn định cuộc sống. Chúng tôi cũng trã được vốn vay và dành dụm được nguồn vốn để phát triển , mở rộng chăn nuôi”- chị Liên hồ hởi cho hay.

    Ngoài ra. Nhờ nguồn vốn vay, trên 4.640 lao động tạo được việc làm mới, gần 1.000 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn hỗ trợ học tập.

    Cũng từ nguồn vốn NHCSXH, các địa phương đầu tư xây dựng gần 21.290 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới làm cho bộ mặt nông nghiệp nông thôn ngày càng khởi sắc.

    Một chính sách tín dụng ưu đãi có ý nghĩa, thiết thực, mang tính nhân văn cao đã thực sự đi vào cuộc sống. Đó là giúp cho người chấp hành xong án phạt tù vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, tái hòa nhập cộng đồng. “Chúng tôi đã cho 28 người hoàn lương có điều kiện hòa nhập cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống”- ông Sơn nói thêm.

    Chúng tôi đã gặp anh Lê Văn Trung (ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch). Anh Trung được mãn hạn tù trở về vào cuối năm 2023. Với vốn vay 100 triệu đồng từ NHCSXH, gia đình anh Trung xây bể nuôi lươn thịt khoảng hơn 10m2 với gần 3.000 con lươn mỗi lứa thả nuôi. Xây chuồng trại, mua 3 con bò giống sinh sản, sau một năm chăn nuôi đã đẻ được 3 con bê con…

    “Nhờ vậy mà kinh tế gia đình ngày một khá lên. Bản thân tôi còn động viên , chia sẻ với những trường hợp được hoàn lương để họ cũng có hướng làm ăn, xây dựng cuộc sống gia đình tốt đẹp hơn”- anh Trung bộc bạch thêm.

    Mô hình sản xuất hướng hữu cơ có hiệu quả nhờ nguồn vốn vay ban đầu từ ngân hàng chính sách xã hội . Ảnh:T.P

    Thông qua việc lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách xã hội với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới.

    Từ đó, đã từng bước thay đổi cơ bản nhận thức, giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo.

    Bên cạnh đó nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm OCOP trên địa bàn. Từ nguồn vốn vay chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH đã hỗ trợ các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại đã đầu tư phát triển các sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao trở lên.

    Đánh giá về chất lượng các sản phẩm, ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bố Trạch cho hay: “Nhiều sản phẩm có chất lượng cao và được người tiêu dùng quan tâm như cao cà gai leo, trà túi cà gai leo, rượu sim Xuân Hưng, trà rau má Tuấn Linh, tinh dầu sả Như Oanh, ổi Phúc Lộc…”.

     

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây