18:32:25 23/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế nói: ‘Chỉ có chế biến sâu mới giúp bảo quản được lâu, giữ được chất lượng và thương hiệu sản phẩm gà đồi Yên Thế’.

Nói đến huyện Yên Thế (Bắc Giang) là nhắc người ta nhớ đến truyền thống lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc, địa danh gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân chống thực dân Pháp xâm lược do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài gần 30 năm gian khổ, trường kì.

Bên cạnh đó, huyện miền núi này còn được biết đến với nhiều đặc sản đã trở thành thương hiệu, nức tiếng gần xa như chè bản Ven, cam Bố Hạ, kẹo lạc Phồn Xương, mật ong Hồng Kỳ… và không thể không nhắc đến gà đồi Yên Thế.

Ông Giáp Quý Cường, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế cho biết, Hợp tác xã hiện đã chế biến sâu các sản phẩm như giò gà, chả gà, xúc xích gà, gà ủ muối, khô gà và ruốc gà. Ảnh:Duy Học.

Từ đầu năm 2006, huyện Yên Thế đã nổi lên phong trào chăn nuôi gà đồi nuôi thả tự nhiên dưới tán đồi rừng và vườn cây ăn quả. Đến năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm “Gà đồi Yên Thế”. Đây là sản phẩm vật nuôi đầu tiên trong nước được cấp nhãn hiệu và bảo hộ độc quyền. Nhãn hiệu “Gà đồi Yên Thế” cũng đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp tại 3 nước Lào, Trung Quốc và Singapore.

Năm 2022, huyện Yên Thế cũng đã được cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Newcastle. Đây cũng là địa phương đầu tiên ở phía Bắc và miền Trung được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật quy mô cấp huyện.

Yên Thế cũng là địa phương đi đầu trong vấn đề gắn tem truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm gà đồi Yên Thế chưa qua giết mổ nhằm đảm bảo uy tín, chất lượng, thương hiệu, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tuy nhiên đây vẫn là bài toán khó đang cần lời giải trong những năm qua.

Ông Giáp Quý Cường, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế chia sẻ: “Huyện Yên Thế đã gắn tem truy xuất nguồn gốc cho gà lông bằng hình thức gắn vào lồng, Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế là đơn vị tiên phong thực hiện hình thức truy xuất nguồn gốc này, nhưng bản thân tôi nhận thấy còn nhiều bất cập”.

“Một người tiêu dùng đã hỏi tôi, gắn tem truy xuất nguồn gốc vào lồng, vậy vịt hay con gì vào lồng cũng đều hóa thành gà đồi Yên Thế nhỉ? Câu hỏi chỉ mang tính bông đùa nhưng khiến tôi đau đáu suy nghĩ làm thế nào để bảo vệ được thương hiệu gà đồi Yên Thế”, ông Cường băn khoăn.

Ông Cường kể, năm 2017, ông quyết định thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế và bắt đầu thực hiện việc siết chân cho từng con gà lông, thế rồi việc làm này thất bại vì chi phí quá cao, khó cạnh tranh khi phải đặt từng chiếc dây thít tận Trung Quốc về.

Cơ sở giết mổ gia cầm công suất tối đa 400 con/giờ của Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế. Ảnh:Duy Học.

“Thất bại nhưng không nản, tôi bắt đầu nghĩ đến chế biến sâu. Chỉ có chế biến sâu mới giúp bảo quản được lâu, giữ được chất lượng và thương hiệu sản phẩm gà đồi Yên Thế”, ông Cường tự tin.

Hiện nay, Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế đang phát triển mô hình liên kết sản xuất gà đồi Yên Thế theo chuỗi giá trị khép kín, từ con giống, chăn nuôi đến giết mổ, chế biến, tiêu thụ để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế đã chế biến sâu các sản phẩm như giò gà, chả gà, xúc xích gà, gà ủ muối, khô gà và ruốc gà nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như đẩy mạnh lượng tiêu thụ gà đồi Yên Thế ra thị trường.

Ông Cường khẳng định: “Việc phát triển chuỗi liên kết khép kín giúp gà đồi Yên Thế dễ dàng gắn tem truy xuất nguồn gốc khi đưa ra thị trường. Điều này vừa giúp người tiêu dùng yên tâm về nguồn gốc của sản phẩm, lại vừa nâng cao được giá trị thương phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm”.

“Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế đang tự nỗ lực từng ngày, tự nghiên cứu, mày mò, tìm tòi những công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên năng lực và tiềm lực của Hợp tác xã còn nhiều hạn chế, vì vậy rất mong các cấp, các ngành hỗ trợ để các nhà khoa học đồng hành, hướng dẫn Hợp tác xã nghiên cứu ra những máy móc tốt hơn, từ đó tạo ra sản phẩm chế biến tốt nhất cung cấp ra thị trường”, ông Cường bày tỏ mong muốn.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây