16:04:15 22/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Trung Quốc nhập dừa tươi của Việt Nam, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) công bố các tỉnh có tiềm năng trồng được dừa

Ông Nguyễn Quốc Mạnh – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) nhận định: Việc được xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang Trung Quốc sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho ngành dừa Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu nhập và tạo động lực để ngành dừa Việt Nam phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Vùng trồng dừa đạt tiêu chuẩn hữu cơ tại Bến Tre và Trà Vinh của Betrimex rộng hơn 8.300ha. Ảnh: VGP/Băng Tâm

Tăng cường khả năng cạnh tranh của dừa tươi Việt Nam trên thị trường quốc tế

Theo ông Mạnh, ngày 19/8, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc, Bộ NNPTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch dừa tươi của Việt Nam sang Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn đối với sản phẩm dừa tươi của Việt Nam. Cụ thể:

Mở rộng thị trường tiêu thụ:Trung Quốc là một thị trường lớn và tiềm năng với dân số đông, nhu cầu tiêu thụ nông sản, bao gồm dừa tươi, rất cao. Việc xuất khẩu chính ngạch giúp dừa tươi Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường này một cách bền vững và quy mô lớn hơn.

Tăng giá trị và ổn định giá cả:Khi sản phẩm dừa tươi được xuất khẩu chính ngạch sang một thị trường lớn như Trung Quốc, giá trị sản phẩm có thể tăng lên do nhu cầu cao. Điều này cũng giúp ổn định giá cả trên thị trường trong nước, giảm thiểu tình trạng giá rớt vào mùa thu hoạch.

Tăng kim ngạch xuất khẩu:Dừa tươi là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam. Việc được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu dừa tươi, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Thúc đẩy sản xuất và nâng cao chất lượng:Khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, hiện nay phía Bạn cũng yêu cầu cao về chất lượng và quy trình sản xuất sẽ khắt khe hơn. Điều này thúc đẩy nông dân và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của dừa tươi Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Góp phần phát triển kinh tế địa phương:Nhiều địa phương tại Việt Nam có truyền thống trồng dừa, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Việc xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sẽ tạo thêm thu nhập cho nông dân, tạo công ăn việc làm và góp phần phát triển kinh tế tại các vùng trồng dừa.

Khẳng định uy tín của nông sản Việt Nam:Việc ký kết Nghị định thư này cũng là một bước tiến trong việc khẳng định chất lượng và uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng khác của Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc trong tương lai.

Sản phẩn dừa tỉnh Bến Tre được Cục Sở Hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chỉ dẫn địa lý từ năm 2018 và đến nay đã trở thành nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng. Ảnh: Anh Khoa

Để xuất khẩu dừa bền vững, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Theo ông Mạnh, Việt Nam hiện đứng ở vị trí thứ 6 (sau Philipine, Indonesia, Ấn Độ, Brazil và Srilanka) trong nhóm 10 quốc gia có diện tích, sản lượng dừa lớn nhất thế giới; với tổng diện tích hiện có khoảng gần 200.000ha, sản lượng 2,1 triệu tấn (tăng khoảng gần 50.000ha so với năm 2010). Tốc độ tăng trưởng diện tích dừa hàng năm của Việt Nam cao nhất của nhóm với mức 2,5%/năm trong giai đoạn 2010 – 2021.

Các tỉnh có diện tích dừa lớn như: Bến Tre 79.100ha (39,7 % cả nước); Trà Vinh 27.400ha (13,8 % cả nước); Tiền Giang 22.500ha (11,3 % cả nước); Vĩnh Long 10.800ha (5,5 % cả nước); Bình Định 9.100ha (4,6 % cả nước); Sóc Trăng 8.700ha (4,4 % cả nước); Cà Mau 7.300ha (3,7 % cả nước);… tiếp tục đẩy mạnh trồng mới và tái canh dừa.

Để phát triển dừa bền vững ngành hàng dừa, Cục Trồng trọt đã xây dựng và trình Bộ NNPTNT ban hành Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 trong đó có cây dừa. Trong đó định hướng phát triển dừa như sau:

Đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195.000-210.000ha; vùng trồng dừa trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 170.000-175.000ha, vùng Duyên Hải Nam Trung bộ diện tích 16.000-20.000ha, còn lại 9.000-15.000ha được trồng tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ…

Chuyển giao các giống dừa mới vào sản xuất như dừa Xiêm xanh bầu, dừa Mã Lai, dừa Dứa… Đến năm 2030, trên 30% diện tích dừa được sản xuất theo quy trình GAP và tương đương. Diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng đạt khoảng 30%.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng xen (ca cao, cây ăn quả…), nuôi xen (thủy sản, gia cầm…) với trồng dừa để tăng giá trị trên diện tích đất sản xuất; với vườn dừa nuôi xen, cần phải được quản lý theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định: Việc được xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang Trung Quốc sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho ngành dừa Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu nhập và tạo động lực để ngành dừa Việt Nam phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Kết hợp xây dựng không gian phát triển vườn dừa với du lịch sinh thái miệt vườn, ẩm thực, gắn với xây dựng các sản phẩm OCOP của địa phương; vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tại các tỉnh (Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng…), vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ tại các tỉnh (Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa..). Phát triển các làng nghề, các cơ sở sản xuất, chế biến dừa phục vụ du lịch; xây dựng các Chương trình du lịch tham quan làng nghề, tham quan cơ sở sản xuất các sản phẩm từ dừa, giới thiệu quy trình và hoạt động sản xuất; tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.

Để thực hiện các nội dung trên, Bộ NNPTNT cũng đề ra một số giải pháp để phát triển ngành dừa bền vững đến 2030 như:

Phát triển chuyên sâu 2 dòng sản phẩm, gồm dừa chế biến và dừa tươi. Phát triển ngành công nghiệp chế biến dừa sử dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng tăng nhanh những sản phẩm giá trị gia tăng cao và sản phẩm mới như: than không khói, than sinh học, than hoạt tính gáo dừa, cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, sữa dừa, kem dừa, dầu dừa, thảm xơ dừa, nệm xơ dừa, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nước dừa đóng hộp…

Phát triển hệ thống các cửa hàng kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng đặc sản chế biến từ dừa. Đào tạo nguồn lao động về chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa, thiết bị và công nghệ mới, thiết kế mẫu mã, thị trường tiêu thụ… để chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ dừa.

Các tỉnh xác định vùng sản xuất tập trung, rà soát diện tích trồng dừa trên những vùng đất không phù hợp, kém hiệu quả để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra sản phẩm có thị trường tiêu thụ, với giá trị cao hơn.

Các địa phương tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất dừa, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất từ xây dựng vùng trồng nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xã và Tổ hợp tác là cầu nối doanh nghiệp với hộ gia đình trồng dừa.

Các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp tác xã và Tổ hợp tác, ưu tiên hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực hoạt động cho Hợp tác xã hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm dừa.

Đối với hộ gia đình, Cục Trồng trọt lưu ý cần chủ động liên kết với doanh nghiệp thông qua các Hợp tác xã và Tổ hợp tác để phát triển vùng nguyên liệu sản xuất cây dừa, thực hiện sản xuất theo quy trình GAP và tương đương, gắn với xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Phát triển và ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng tối đa các phụ phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến dừa để phục vụ lại cho sản xuất nông nghiệp. Tuyên truyền thực hiện việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại từ các bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… trong quá trình sản xuất.

Đầu tư khoa học công nghệ, thiết bị hiện đại chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực, đáp ứng rộng rãi nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Với cây dừa, tập trung ở một số thị trường: Indonesia, Argentina… (sản phẩm dầu dừa); EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… (sản phẩm nước cốt dừa, sản phẩm cơm dừa nạo sấy, nước dừa đóng hộp); EU, Nam Mỹ, Châu Á… (sản phẩm than hoạt tính, chỉ xơ dừa); riêng dừa tươi, hướng tới xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, UAE…

Trần Quang

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây