Đến hẹn lại lên, mỗi loài hoa thức quả trong năm đều gợi nhắc hương sắc đặc trưng từng mùa. Những ngày thu này, bà con khắp huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) ai nấy lại tấp nập, hồ hởi vào mùa thu hoạch na. Không chỉ là một loại quả đặc sản, đây còn là một thứ quả vàng trên vùng núi đã vôi đã góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có hơn 4.900ha trồng na, trong đó, chủ yếu trên địa bàn huyện Chi Lăng và Hữu Lũng. Huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn được nhiều người biết đến là “thủ phủ” của cây na với tổng diện tích trên 2200ha. Trung chủ yếu ở các xã Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ. Trong những năm đầu, cây na chỉ được xem như một giống cây thử nghiệm. Bà con trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ rất vất vả và mang tính thủ công. Dần dần, với chất lượng khác biệt, và nhờ tuyến Quốc lộ 1 đi qua địa bàn huyện được xây dựng nâng cấp rộng đẹp, na Chi Lăng đã được tới với thị trường cả nước và đem lại hiệu quả cho bà con.
Cây na theo chân đồng bào dân tộc Tày, Nùng lên những đỉnh núi có độ cao gần 800m rồi vào thung lũng. Không phải tự nhiên mà na Chi Lăng lại trở thành sản phẩm nổi tiếng, đặc biệt. Hầu như na Chi Lăng đều được trồng trên những vách núi đá vôi cao chót vót. Trước đây, người dân phải gánh từng gánh na nặng chừng 20 – 30kg xuống hàng cây số đường núi lởm chởm, vô cùng vất vả. Nhưng nay bà con đã rất sáng tạo trong việc sử dụng ròng rọc được nối từ trên núi xuống. Trung bình chỉ mất từ 1 đến 2 phút là cả giỏ na nặng 20 đến 30 kg được đưa xuống. Một bộ ròng rọc chi phí từ 2 đến 3 triệu đồng có thể dùng trong nhiều năm. Một công đôi việc, đến mùa chăm sóc cây, ròng rọc lại làm nhiệm vụ tời phân bón lên trên núi.
Quả na Chi Lăng có vỏ mỏng mềm, mắt nở và phẳng, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, thịt trắng lại ít hạt. Loại na này có ưu điểm có vị ngọt thanh, thơm đặc trưng, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ, khi ăn có cảm giác các múi cũng dai hơn.
Cây na đã và đang trở thành cây trồng chủ lực, cho hiệu quả kinh tế cao ở một số vùng của tỉnh Lạng Sơn nói chung và Huyện Chi Lăng nói riêng. Ông Mã Văn Lết, chủ vườn na mẫu tại thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng vừa đầu tư hệ thống tưới tiêu tự động nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả na, cho biết: “Nhờ đầu tư hệ thống tưới thông minh nên đã hỗ trợ giúp gia đình rất thuận lợi về chăm sóc trong vấn đề bón phân, không cần mưa nhiều chỉ cần ẩm đất thôi. Trong thời đại 4.0 hiện nay, quả na của gia đình được quảng bá rất nhiều, lại là na Vietgap nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng dễ hơn. Mùa na năm nay cơ bản đầu mùa sâu bệnh rất nhiều, chúng tôi tưới tiêu, phun để hạn chế sâu bệnh. Đến nay đã cơ bản tiêu thụ trên 30% sản lượng trong vườn, cho nên giá na vụ mùa năm nay kinh tế chắc chắn sẽ đạt hơn so với mọi năm”.
Chị Kim Liên cho biết gia đình chị đã bắt đầu thu hoạch được hơn tuần nay. Na được chia theo 3 size, loại 2-3 quả/kg sẽ bán được giá 70.000 đồng/ kg. Loại 2, 314 quả/ kg giá là 50.000 đồng/kg. Loại 3, 4-5 quả/ kg giá bán 35.000/kg. Năm nay sản lượng nhìn chung cũng tương đối tốt. Na được hái xong sẽ phân ra thành các loại kích cỡ khách nhau, giá vì thế cũng sẽ có sự chênh lệnh.
Hiện nay, diện tích na trên địa bàn huyện Chi Lăng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt gần 700ha. Hiện có 3 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ và xã Chi Lăng, xã Y Tịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao; 1 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Chi Lăng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đặc biệt, na Chi Lăng lọt vào top 50 trái cây đặc sản Việt Nam, Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017; Cúp Vàng của Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam năm 2018.
Xác định, cây na là một trong những loại nông sản thế mạnh của tỉnh, hiện nay diện tích trồng na đã mở rộng từ Chi Lăng ra nhiều địa phương lân cận. Năng suất vụ na năm 2023 đạt 105 tạ/ha, sản lượng thu hoạch dự ước khoảng 39.000 tấn. Để thúc đẩy khâu tiêu thụ sản phẩm na, UBND các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng… trong những năm qua đã triển khai liên kết với một số siêu thị lớn trên toàn quốc nhằm đưa sản phẩm vào tiêu thụ qua kênh phân phối của các siêu thị. Tham gia các tuần lễ quảng bá sản phẩm do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn và các địa phương tổ chức,…. Tích cực tuyên truyền, phổ biến bà con nông dân tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật; xây dựng quy trình giám sát sản xuất, chăm sóc cây na theo hướng an toàn để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế; quan tâm đến phương thức đóng gói, bảo quản, dán tem truy xuất nguồn gốc.
Hiện nay thị trường cũng đã phát triển hơn với nhiều giống na khác nhau như na La Hiên (Võ Nhai – Thái Nguyên), Na Thái, Na Đài Loan,… nhưng với hương vị tự nhiên, thơm đặc trưng na Chi Lăng vẫn đang được nhiều người lựa chọn và khẳng định vị thế của mình.
Hà Linh
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn