05:29:34 22/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Phú Thọ: Năm đầu nuôi gà thịt lông màu an toàn sinh học, nông dân lãi ngay 300 triệu

Nhiều hộ dân trên địa bàn xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã thành công với mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm. Mô hình này đang từng bước nhân rộng, trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Lãi hơn 300 triệu đồng từ nuôi gà thịt lông màu an toàn sinh học

Từ nguồn hỗ trợ của dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu VietGAHP, liên kết HTX theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc” của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ đã triển khai mô hình “Chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại xã Dân Quyền. Tham gia mô hình này, mỗi hộ dân được hỗ trợ 1.000 con gà giống, được cam kết tiêu thụ toàn bộ sản lượng gà cho các hộ chăn nuôi.

Dự án Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu VietGAHP, liên kết HTX theo chuỗi giá trị tại Phú Thọ cho kết quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Ảnh: Hoan Nguyễn

Gia đình chị Lê Thị Vân (ở khu 7, xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) là một trong 8 hộ dân tham gia mô hình “Chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm”. Khi tham gia dự án, gia đình được hỗ trợ 1.000 con gà giống, đồng thời gia đình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ tập huấn về quy trình chăn nuôi gà an toàn sinh học.

Thông qua lớp tập huấn, chị Vân nắm được kỹ thuật chăn nuôi cũng như cách thức đầu tư xây dựng chuồng trại, chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, đệm lót sinh học… Nhờ đó, đàn gà được chăm sóc theo đúng quy trình, tỷ lệ sống đạt 96%.

“Trước đây chúng tôi chăn nuôi theo phương thức truyền thống, gà rất dễ nhiễm bệnh và phải dùng nhiều thuốc kháng sinh. Nhưng giờ đây, khi tham gia mô hình, chúng tôi vừa được hỗ trợ 50% con giống, vật tư sản xuất trong phòng và trị bệnh, vừa được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, cầm tay chỉ việc kỹ thuật chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP, cam kết đầu ra… Đàn gà nuôi hướng an toàn sinh học rất khỏe mạnh, ít bị nhiễm bệnh, chất lượng thịt chắc, thơm, ngon hơn” – chị Vân cho hay.

Mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu an toàn sinh học của gia đình chị Lê Thị Vân ở xã Dân Quyền trở thành địa chỉ tin tưởng để bà con đến học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: Hoan Nguyễn

Theo chị Vân, mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu VietGAHP có nhiều sự khác biệt so với các mô hình khác. Đặc biệt, chất thải chăn nuôi được xử lý bằng chế phẩm sinh học nên chuồng trại không có mùi hôi, tạo môi trường sạch giúp đàn gà phát triển khỏe mạnh, an toàn. Quan trọng nhất, việc chăn nuôi an toàn sinh học giúp đảm bảo sức khỏe cho chính người dân chăn nuôi.

Theo chị Vân, sau hơn 3 tháng, đàn gà nuôi hướng an toàn sinh học của gia đình chị Vân đã được xuất chuồng, bán thịt thương phẩm. Đàn gà thương phẩm có màu sắc lông đẹp bóng, không có dị tật, được cấp chứng nhận VietGAHP, bán với giá từ 82.000 – 85.000 đồng/kg.

“Chất lượng gà thịt thương phẩm chắc, thơm ngon rất được thị trường ưa chuộng. Chỉ trong chưa đầy 1 tuần, gia đình tôi đã bán hết sạch đàn gà đầu tiên chăn nuôi hướng an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế sản xuất rất cao. Bình quân, mỗi con gà cho lãi 38.000 đồng/con, ước tính sau khi trừ chi phí, gia đình bỏ túi lãi khoảng 300 triệu đồng” – chị Vân phấn khởi nói.

Từ mô hình ban đầu với 1.000 con gà, gia đình chị Vân đang bước vào năm thứ 2 chăn nuôi gà an toàn sinh học với đàn nuôi lên đến 2.000 con.

Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu an toàn sinh học gắn tiêu thụ sản phẩm

Ông Nguyễn Trọng Thi – Phó Chủ tịch UBND xã Dân Quyền cho biết, thời gian trước, lĩnh vực chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng tại địa phương còn nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế thấp. Sau khi được thụ hưởng dự án từ Chương trình khuyến nông quốc gia và tiếp cận với kỹ thuật sản xuất hiện đại, người dân địa phương được nâng cao trình độ, thay đổi phương thức sản xuất. Việc chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học đã mở ra hướng đi tiềm năng, giúp cho nghề chăn nuôi của xã phát triển bền vững, hiệu quả hơn.

Theo ông Trần Văn Quyết – Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ, từ hiệu quả kinh tế, thành công của mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm ở xã Dân Quyền, không chỉ 8 hộ dân được thụ hưởng dự án tiếp tục tái đàn mà đến nay, hàng chục hộ dân khác trên địa bàn xã, vùng lân cận cũng đưa gà thịt lông màu vào chăn nuôi quy mô đàn từ 500-2.000 con/hộ.

Tham gia mô hình nuôi gà thịt lông màu, bà con nông dân Phú Thọ được hỗ trợ 50% chi phí mua con giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học. Ảnh: Hoan Nguyễn

Vào cuối tháng 7 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ tiếp tục triển khai dự án hỗ trợ mô hình nuôi gà thịt lông màu VietGAHP với quy mô 7.000 con cho 7 hộ dân tại xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

“Thông qua sự hỗ trợ, định hướng từ ban đầu của dự án, các hộ nuôi gà thịt lông màu trên địa bàn xã đã liên kết với nhau thành lập tổ hợp tác chăn nuôi làm cơ sở trao đổi thông tin về kỹ thuật, kinh nghiệm trong chăm sóc và phòng bệnh cho đàn gà.

Đồng thời, liên kết với nhau cùng mua vật tư sản xuất, đấu mối tiêu thụ sản phẩm. Nhờ sản xuất khoa học, bền vững, mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm ở Phú Thọ đã trở thành động lực, nền tảng để người dân địa phương phát triển chăn nuôi bền vững gắn với xu hướng của thị trường. Bên cạnh đó, người dân từng bước thay đổi phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún sang ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để sản xuất quy mô hàng hóa” – ông Quyết nói.

Ông Đặng Ngọc Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ thông tin: Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu VietGAHP, liên kết HTX theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc” là dự án cấp quốc gia, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng chủ trì phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Phú Thọ thực hiện.

Thông qua dự án, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, thành phố đã kết nối và xúc tiến được việc ký kết hợp đồng giữa nhóm hộ với doanh nghiệp thu mua sản phẩm để tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của mô hình. Việc liên kết đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập và tạo việc làm ổn định cho người chăn nuôi.

Phú Thọ là một trong những địa phương có nhiều hộ tham gia nuôi gà theo dự án. Qua đánh giá cho thấy, các mô hình đều cho kết quả cao về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, đem lại thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi gà bền vững và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Thành công của dự án giúp người dân đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, là cơ sở để hình thành vùng chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa. Mô hình có khả năng phát triển và nhân rộng ra sản xuất đại trà.

Hoan Nguyễn

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây