01:05:56 24/12/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Trồng loại trái gai góc đầy mình trên vùng đất mặn, nông dân ở Cà Mau thu về “quả ngọt”

Tận dụng các bờ bao quanh vuông nuôi tôm của vùng đất ngập mặn, bà con nông dân huyện Ngọc Hiển, Cà Mau trồng thêm khóm (trái dứa, trái thơm) để có thêm thu nhập, và họ đang vui mừng vì vụ này khóm trúng mùa, trúng giá.

Ở vùng đất ngập mặn thuộc ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, gia đình bà Nguyễn Thị Đào được xem là người tiên phong cho mô hình trồng khóm trên bờ bao vuông tôm.

Bà Đào cho biết, hiện tại bà trồng hơn 1.500 gốc khóm với diện tích hơn 1 công đất, tính đến nay sau gần 8 tháng khóm đã cho trái to, được thương lái tìm mua với giá cao.

“Ban đầu thấy mình trồng khóm trên vùng đất ngập mặn, mọi người cười nói làm sao khóm sống được, vậy mà khi thấy hiệu quả như hiện nay, một số hộ đã áp dụng trồng và phát triển ruộng khóm nhà mình”, bà Đào kể.

Theo bà Đào, cây khóm rất thích hợp cho vùng đất ngập mặn của vùng đất cuối trời Nam này. Các hộ dân nếu có diện tích đất trống và tích cực trồng, chăm sóc thì sẽ có thu nhập khá, vì cây khóm chỉ tốn công trồng ban đầu, về sau chỉ dọn cỏ vài lần là thu hoạch là được.

Hơn 1.500 gốc khóm trên bờ bao vuông tôm của gia đình bà Đào đang cho trái, to khiến thương lái tìm vào tận nơi để thu mua, giúp gia đình bà có thêm nguồn thu nhập hơn 17 triệu đồng/vụ. Ảnh: Chí Hiểu

“Mỗi gốc khóm cho 1 trái bán cho thương lái với giá 10.000 đồng/trái. Với diện tích trồng khoảng một công đất của gia đình, mỗi năm cho thu nhập hơn 17 triệu đồng”, bà Đào vui mừng cho biết.

Để thuận tiện, bà Đào chọn tháng nắng để trồng, nhằm giúp cho việc thu hoạch trái, đồng thời trái khóm mùa nắng cũng thơm ngọt hơn mùa mưa.

Cũng là người trồng khóm đem lại nguồn thu nhập hơn 30 triệu đồng/vụ gần 8 năm qua, chị Nguyễn Thu Yên, ngụ ấp Chính Biện, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển cho biết, nhiều năm trước, chị tận dụng đất bờ bao quanh vuông tôm để trồng hơn 2.000 gốc khóm. Ban đầu tính chỉ đủ ăn hàng ngày, nhưng không ngờ cây khóm chịu hạn tốt, không phải tốn nước tưới nhiều.

Hội nông dân huyện Ngọc Hiển cho biết, cây khóm đang trở thành cây trồng phù hợp đối với vùng đất ngập mặn của địa phương, chúng đang giúp cho nhiều gia đình có nguồn thu nhập khá sau mỗi vụ thu hoạch. Ảnh: Chí Hiểu

“Bình quân một tháng mình trồng khoảng 300 gốc, luân phiên trong năm để khóm cho trái và bán quanh năm”, chị Yến nói và cho biết, khóm mình trồng chủ yếu bán cho bà con địa phương và được mọi người ưa thích vì chất lượng khóm ngon, ngọt.

Thấy được hiệu quả từ mô hình này, hiện nay nhiều chị em phụ nữ ở các xã khác trên địa bàn huyện Ngọc Hiển cũng tận dụng diện tích đất trống, đất xung quanh nhà để trồng khóm vừa cải thiện bữa ăn trong gia đình, vừa tăng thu nhập.

Theo Phòng NNPTNT huyện Ngọc Hiển,cây khómđược xác định là một trong các loại cây trồng phù hợp với vùng đất ngập mặn của địa phương. Đến nay, diện tích khóm trên địa bàn huyện khoảng 100 ha, chủ yếu hộ dân trồng theo các bờ bao vuông nuôi tôm.

Ngoài ra, cây khóm chịu được hạn, thích nghi với vùng đất mặn quanh năm, lại ít tốn công chăm sóc, chỉ tốn công trồng ban đầu đến tháng thứ 8 là thu hoạch.

Ông Lê Ngọc Lâm – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển cho biết, vụ khóm trên vùng đất ngập mặn ở địa phương năm nay vừa trúng vụ, trúng giá nên bà con rất phấn khởi.

Tới đây, Hội Nông dân huyện sẽ tổ chức cho hội viên nông dân và những hộ dân có tâm huyết với với cây khóm đi tham quan ở các vùng trồng khóm hiệu quả ở các tỉnh ngoài để học tập kinh nghiệm. Đồng thời, Hội Nông dân huyện sẽ thí điểm trồng vài chục ha khóm tập trung để thử nghiệm, nếu hiệu quả sẽ nhân rộng trong hộ dân.

Hoàng Hạnh – Chí Hiểu

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây