21:25:36 23/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn Hậu Giang

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thực sự trở thành động lực thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời từ người dân dưới sự quan tâm, ra sức hỗ trợ của chính quyền các cấp, đặc biệt là Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh Hậu Giang.

Lan tỏa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Hậu Giang luôn chú trọng bảo đảm chất lượng sản phẩm gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, từ đó xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng, được thị trường và người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao.

Ông Huỳnh Thành Hữu – Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hậu Giang, cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 266 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, với 125 chủ thể đăng ký tham gia, bao gồm: 18 công ty, chiếm 14,4%; 36 hợp tác xã, chiếm 28,8%; 71 cơ sở, hộ kinh doanh, chiếm 65,4%.

Chị Nguyễn Thị Diễm Phượng – Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Diễm Phượng, tham gia giới thiệu sản phẩm đến Hội chợ Thương mại và Sản phẩm OCOP Hậu Giang năm 2024. Ảnh: Mai Thanh

Các sản phẩm OCOP từ Hậu Giang như mứt gừng, nước mắm, trái cây sấy khô, mật ong… đã được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều thị trường. Điều này không chỉ giúp tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần giảm nghèo và phát triển bền vững vùng nông thôn.

Trong 266 sản phẩm OCOP được công nhận, có 92 sản phẩm OCOP 4 sao, 174 sản phẩm OCOP 3 sao, 11 sản phẩm đăng ký dự thi sản phẩm OCOP 5 sao của Trung ương.

Trong tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh, huyện Phụng Hiệp có 42 sản phẩm, hợp tác xã Kỳ Như có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất tại địa phương, với 11 sản phẩm có nguyên liệu từ cá thát lát; TP.Vị Thanh có 44 sản phẩm; huyện Châu Thành có 38 sản phẩm; huyện Châu Thành A có 33 sản phẩm; huyện Vị Thủy có 28 sản phẩm; thị xã Long Mỹ có 36 sản phẩm; huyện Long Mỹ 26 sản phẩm và TP.Ngã Bảy có 19 sản phẩm.

Chương trình OCOP tại Hậu Giang đã thu hút 71 cơ sở, trong đó có 36 HTX và 18 công ty tham gia, tạo nên những tín hiệu tích cực, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn.

Bà Nguyễn Kim Thùy – Giám đốc HTX Kỳ Như (xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), đơn vị có nhiều sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao của tỉnh. Ảnh: Mai Thanh

Anh Trần Minh Nìm – chủ cơ sở mật ong Hương Tràm, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, cho biết: “Trước kia, các sản phẩm mật ong Hương Tràm của Cơ sở chủ yếu bán cho thương lái, nhưng giờ có mặt khắp nơi ở khu vực ĐBSCL và các thành phố lớn, như TP.HCM, Hà Nội… Đó là nhờ có sự quan tâm, hỗ trợ từ phía chính quyền, văn phòng điều phối nông thôn mới đã giúp doanh nghiệp nhỏ như tôi có cơ hội xây dựng, phát triển thương hiệu và đưa được đến các thị trường lớn như hiện nay”.

Sau khi thực hiện chương trình OCOP, nhiều sản phẩm đã trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh Hậu Giang, được thị trường ưa chuộng như: Cá thát lát rút xương tẩm gia vị Kỳ Như, Rượu Lão Tửu Út Tây, Dưa lưới Thuận Phát, Gạo sạch Vị Thủy của HTX Tân Long…

Thay đổi để phát triển sản phẩm OCOP trong thời đại mới

Anh Trần Minh Nìm – chủ cơ sở mật ong Hương Tràm, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ. Ảnh: Mai Thanh

Hậu Giang là một tỉnh nông nghiệp, đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình OCOP, qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.

Xác định điều đó, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm phát triển các sản phẩm OCOP, trong đó có việc khảo sát và đánh giá tiềm năng sản phẩm địa phương để lựa chọn những sản phẩm có khả năng phát triển thành sản phẩm OCOP, giúp tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra của sản phẩm và nâng cao giá trị nông sản.

Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm mà còn tạo dựng niềm tin và lòng tin tưởng của người tiêu dùng. Các sản phẩm OCOP từ Hậu Giang như mứt gừng, nước mắm, trái cây sấy khô, mật ong… đã được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều thị trường. Điều này không chỉ giúp tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần giảm nghèo và phát triển bền vững vùng nông thôn.

Với những nỗ lực không ngừng của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh, chương trình OCOP đã và đang trở thành một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao điều kiện kinh tế của người dân vùng nông thôn. Sự phát triển của các sản phẩm OCOP không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng một nông thôn mới giàu đẹp và bền vững.

Mai Thanh

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây