00:42:03 24/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.

Lợi ích lớn nhưng ứng dụng công nghệ số còn ít

“Chương trìnhchuyển đổi sốquốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030” xác định nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên. Đến nay, quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp đã đạt được một số thành tựu nhất định, song vẫn tồn tại nhiều thách thức.

Tăng trưởng nông nghiệp trung bình hàng năm của nước ta hiện nay khoảng 3,5%, cũng cao hơn mức trung bình của châu Á và khu vực Đông Nam Á. Nhưng tỷ trọngsố hoátrong nông nghiệp theo ước tính của Bộ Thông tin – Truyền thông thì mới đạt 2,1%, ở mức thấp so với thế giới.

HTX Chè an toàn Khe Cốc (xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) ứng dụng công nghệ số trong canh tác, tưới tự động và tự cập nhật số liệu về điện thoại. Ảnh:Quang Linh.

Ông Đỗ Anh Dũng, Trưởng phòng Thông tin – Đào tạo (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên) cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, nền nông nghiệp nước ta cũng thường xuyên phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, biến đổi khí hậu. Do đó, việc ứng dụng công nghệ Data Analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý vùng khí hậu sẽ giúp cảnh báo rủi ro cho nông dân để sớm ứng phó.

Trong khi đó, công nghệ Blockchain và hệ thống quản lý thông tin địa lý (GIS) có thể được sử dụng để tạo ra hệ thống truy xuất nguồn gốc. Qua đó, nông dân có thể cung cấp thông tin về nguồn gốc và quá trình sản xuất của sản phẩm nông nghiệp. Người tiêu dùng quét mã QR hoặc tìm kiếm trên hệ thống để xem thông tin chi tiết về sản phẩm, đảm bảo biết rõ chất lượng, nguồn gốc.

“Chuyển đổi số cung cấp các kênh giao tiếp, phản hồi giữa nông dân và người tiêu dùng. Các nền tảng trực tuyến cho phép người tiêu dùng gửi phản hồi, đặt câu hỏi và nhận được thông tin hồi đáp từ nông dân. Điều này giúp tạo mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng mà không phải qua thương lái”, ông Đỗ Anh Dũng cho hay.

Nhằm tăng cường tiếp cận vớicông nghệ số, áp dụng vào thực tế sản xuất gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mới đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp” cho 40 đại biểu là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, thành viên các HTX, nông dân… trên địa bàn tỉnh. “Qua lớp tập huấn, chúng tôi đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm”, bà Tống Thị Kim Thoa, Giám đốc HTX Chè Kim Thoa (TP Thái Nguyên) tham gia lớp tập huấn cho biết.

Không ỉ lại vào công nghệ

Theo TS Đào Thị Hương (Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên), chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu trong bối cảnh công nghệ ngày càng phổ biến.

Không chỉ khắc phục những hạn chế về chất lượng sản phẩm, chuyển đổi số còn kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu nông sản…, từ đó hình thành nền nông nghiệp hiện đại, đem lại giá trị, thu nhập cao.

TS Đào Thị Hương (Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên) nhấn mạnh, chuyển đổi số trong tiếp thị, quảng bá sản phẩm sẽ giúp nông dân tiết kiệm chi phí lớn. Ảnh:Quang Linh.

TS Hương cho rằng, để chuyển đổi số đi vào thực chất và hiệu quả, nông dân cần tăng cường hợp tác với các cơ quan, đơn vị kinh tế số để triển khaithương mại điện tửthông qua những sàn giao dịch như Tiktok shop, Voso, Sendo…

“Chuyển đổi số sẽ đem lại nhiều công cụ hữu ích để bà con truyền thông, tiếp thị…, từ đó nâng cao thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, nông dân không nên ỉ lại vào trí tuệ nhân tạo AI trong việc sản xuất các sản phẩm truyền thông, tiếp thị sản phẩm. Mỗi nông dân hãy thổi hồn vào sản phẩm bằng những câu chuyện độc đáo, chân tình mà chỉ có người sản xuất ra nông sản mới hiểu được. Người tiêu dùng sẽ không chỉ mua sản phẩm nhờ những đặc tính hữu ích, giá trị dinh dưỡng… mà sẽ mua cả câu chuyện trong mỗi sản phẩm”, TS Hương chia sẻ.

Cũng theo TS Hương, nông dân cũng cần chú trọng phát triển các chuỗi sản xuất gắn với công nghệ số. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp còn hướng đến mục tiêu tạo mối liên kết giữa các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp một cách tự nhiên theo chuỗi giá trị; thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua ứng dụng công cụmạng xã hội, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp.

Quang Linh
Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây