00:55:54 23/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Nuôi loài động vật hoang dã này nhờ vốn từ Ngân hàng CSXH, nông dân An Giang khá giả lên thấy rõ

Nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp nông dân huyện biên giới An Phú, tỉnh An Giang có điều kiện phát triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, trong đó có mô hình nuôi con càng đước (con rùa răng)-một loài động vật hoang dã, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, có mô hình nuôi con động vật hoang dã

Gia đình anh Nguyễn Văn Cường (ngụ ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú) thuộc diện hộ nghèo suốt nhiều năm liền tại địa phương. Trước đây, gia đình có 5 công ruộng nhưng sản xuất chỉ từ “hòa vốn” hoặc mất mùa, chứ không có lợi nhuận.

Trong lúc khó khăn, vợ chồng anh Cường được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh Hậu giới thiệu vay vốn tín chấp với số tiền 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện An Phú để nuôi bò, thời hạn vay 5 năm.
Từ 1 con bò ban đầu, đến nay anh Cường đã phát triển được 6 con. Để đảm bảo nguồn thức ăn, anh Cường tận dụng 5 công đất ruộng chuyển sang trồng cỏ (do trồng lúa không hiệu quả) để làm nguồn thức ăn cho bò. Nhờ sự cần cù, chịu khó, từ nguồn vốn vay ban đầu đã giúp kinh tế gia đình anh Cường ngày càng ổn định, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Nói về tiếp cận nguồn vốn, anh Cường chia sẻ: “Lúc đầu, gia cảnh khó khăn nên chỉ mua được 1 con bò, vì thế lợi nhuận không nhiều. Nhờ có nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH, tôi mua thêm và nhân rộng như bây giờ. Nếu không có nguồn vốn vay này, chắc gia đình không làm được…”.

Anh Phan Văn Dân (xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) chia sẻ mô hình nuôi càng đước (con rùa răng)-một loài động vật hoang dã với cán bộ Ngân hàng CSXH. Ảnh: T.H

“Đây là nguồn vốn vay tín chấp có lãi suất thấp, thời gian vay dài, nên mình dễ trả. Đi vay bên ngoài lãi suất cao thì nuôi sẽ không có lời, vì càng đước phải nuôi trong thời gian dài. Gia đình tôi dự định vay thêm vốn từ Ngân hàng CSXH để tiếp tục mở rộng mô hình”.

Anh Phan Văn Dân

Là hộ nghèo nhưng mấy năm gần đây, nhờ tiếp cận vốn chính sách mà gia đình anh Phan Văn Dân (ngụ ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu) đã vươn lên phát triển kinh tế và trở thành hộ khá, có nguồn thu nhập ổn định.

Anh Dân cho biết: Hai năm trước, gia đình anh được tiếp cận nguồn vốn vay từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện An Phú với số tiền 50 triệu đồng để nuôi càng đước (con rùa răng-một loài động vật hoang dã).

Sau 18 tháng nuôi, mỗi con càng đước có trọng lượng khoảng 4kg. Hiện, giá 1kg càng đước thương lái mua từ 300.000 – 350.000 đồng. Với 100 con càng đước, sau hơn 18 tháng nuôi mang lợi nhuận cho gia đình anh Dân trên 100 triệu đồng.

“Đây là nguồn vốn vay tín chấp có lãi suất thấp, thời gian vay dài, nên mình dễ trả. Đi vay bên ngoài lãi suất cao thì nuôi sẽ không có lời, vì càng đước phải nuôi trong thời gian dài. Gia đình tôi dự định vay thêm vốn từ Ngân hàng CSXH để tiếp tục mở rộng mô hình” – anh Dân chia sẻ.

Chia sẻ về nguồn vốn chính sách giúp giảm hộ nghèo, tăng hộ khá tại địa phương, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hậu Lâm Văn Nghiệm cho biết: “Nguồn vốn vay từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện An Phú giúp người dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế gia đình; hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững, tạo động lực trong thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã”.

Phát huy tốt nguồn vốn vay vào phát triển sinh kế

Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện An Phú triển khai hiệu quả nguồn vốn vay trên địa bàn huyện, với dư nợ 525 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2024 đã cho vay vốn tín chấp hơn 73 tỷ đồng, cho 1.593 hộ nghèo, cận nghèo, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường… vay vốn.

Tất cả các hộ đang phát huy tốt nguồn vốn vay vào phát triển sinh kế, từ đó giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, an sinh xã hội.

Ông To Ri Dal -Tổ trưởng Tổ kế hoạch nghiệp vụ (Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện An Phú) cho biết: “Thời gian qua, đơn vị phối hợp các địa phương triển khai cho vay theo các chương trình tín dụng quy định. Qua kiểm tra, hầu hết các hộ dân đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có mô hình hiệu quả.

Thời gian tới, đơn vị tiếp tục tạo điều kiện để người dân theo từng nhóm đối tượng tiếp cận nguồn vốn vay và tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn”.

Những năm qua, thông qua nguồn vốn chính sách, đã có nhiều lao động được tạo việc làm, rất nhiều công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng.

Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện An Phú triển khai những gói tín dụng đến nhiều tổ tiết kiệm và vay vốn của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện An Phú, giúp các hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách tiếp cận được nguồn vốn vay để phát triển sinh kế, giảm nghèo bền vững…

Nghĩa Thanh – Hữu Hưng

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây