16:24:29 18/10/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Áp thấp nhiệt đới sẽ đổ bộ vào những tỉnh nào, các địa phương lên phương án ứng phó ra sao?

Mục lục

    Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hôm nay (15/7), nhiều khu vực trên cả nước tiếp tục có mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to hơn 200mm. Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

    Diễn biến áp thấp nhiệt đới

    Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 07h00 ngày 15/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở 15,9 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa với sức gió cấp 6, giật cấp 8.

    Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: Từ vĩ tuyến 14,5-17,0 độ VB; phía Tây kinh tuyến 111,0 độ KĐ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/h.

    Thời tiết xấu do áp thấp nhiệt đới, các tỉnh miền Trung lên phương án ứng phó. Ảnh minh họa.

    Trong sáng nay áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ từ 10-15km/h. Đến 13h chiều nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc-109 độ Kinh Đông, trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.

    Sau đó áp thấp nhiệt đới sẽ tiếp tục di chuyển vào đất liền, sang Lào và suy yếu, tan dần.

    Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa rào và giông mạnh, gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động.

    Vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8-9. Biển động. Khu vực vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6. Biển động.

    Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sóng biển cao 2,0-4,0m. Vùng biển ngoài khơi từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi sóng biển cao 1,5-3,0m. Vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), sóng biển cao từ 2-4m. Biển động. Khu vực vịnh Bắc bộ sóng biển cao từ 1m5-2m5. Biển động.

    Từ ngày 15/7 đến ngày 17/7, khu vực đồng bằng và ven biển Bắc bộ, Tây Nguyên và Nam bộ lượng mưa phổ biến 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm. Khu vực Bắc và Trung Trung bộ lượng mưa phổ biến 70-150mm, cục bộ có nơi trên 250mm.

    Từ đầu tháng 7 đến 13/7/2024, các tỉnh miền núi phía Bắc cục bộ có mưa to đến rất to, trong đó Hà Giang có mưa từ 400-600mm, trạm Tân Lập (Bắc Quang) 1.568mm và có cường suất rất lớn 507mm/12 giờ (từ 19h/09/7-7h/10/7); đồng bằng Bắc Bộ mưa 100-200mm. Mưa lớn đã gây sạt lở đất ngày 13/7 tại quốc lộ 34, huyện Bắc Mê làm 11 người chết, 04 người bị thương.

    Dự báo: Từ ngày 15-17/7, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa phổ biến 70-150mm, cục bộ trên 250mm; đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến 50- 100mm, cục bộ trên 200mm.

    Cập nhật vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF

    Trên các sông từ Thanh Hóa – Quảng Trị có khả năng xuất hiện một đợt lũ trên các sông suối nhỏ, các sông thượng lưu ở mức BĐ1, hạ lưu mức BĐ1; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, ngập lụt cục bộ vùng trũng thấp ven sông và khu đô thị.

    Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tính đến 6h30 ngày 15/7, đã kiểm đếm, hướng dẫn: 40.146 tàu/196.741 người biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, trong đó 1.037 tàu/6.187 người hoạt động tại vùng biển từ Quảng Trị – Quảng Ngãi và quần đảo Hoàng Sa. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấm biển từ chiều 14/7/2024.

    Về tình hình nuôi trồng thủy sản từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (theo báo cáo của Cục Thủy sản): Có 26.578 ha diện tích và 5.290 lồng, bè nuôi trồng thuỷ sản.

    Về hồ chứa: Lúc 8h/15/7, mực nước thượng lưu các hồ/mực nước cao nhất trước lũ (thời kỳ lũ sớm) như sau: Sơn La: 203,05m/200,0m (cao hơn 3,05m); Hoà Bình: 108,56m/105,0m (cao hơn 3,56m); Tuyên Quang: 109,33m/105,2m (cao hơn 4,13m).

    Đến ngày 20/7/2024, các hồ phải vận hành đưa về mực nước cao nhất trước lũ (thời kỳ lũ chính vụ) như sau: Sơn La: 197,3m (cao hơn 5,75m); Hoà Bình: 101m (cao hơn 7,56m); Tuyên Quang: 105,2m (cao hơn 4,13m).

    Hiện hồ Hoà Bình đang mở 01 cửa xả đáy.

    – Bắc Bộ: Tổng số có 2.543 hồ chứa, dung tích đạt 61-95% dung tích thiết kế; hiện có 120 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và 77 hồ chứa đang thi công.

    – Bắc Trung Bộ: Tổng số có 2.323 hồ chứa, dung tích đạt 44-56% dung tích thiết kế; hiện có 141 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và 63 hồ chứa đang thi công.

    Về tình hình đê điều: Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi hiện có 42 trọng điểm, vị trí đê điều xung yếu (Quảng Bình: 10; Quảng Trị: 05; Thừa Thiên Huế: 08; Đà Nẵng: 03; Quảng Nam: 13; Quảng Ngãi: 03) và 02 công trình đê biển đang thi công dở dang (Thừa Thiên Huế).

    Đặc biệt, theo báo cáo của Cục Trồng trọt, sản xuất lúa tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ như sau: Lúa Hè Thu: Khoảng 170.000 ha, đang giai đoạn đẻ nhánh, phân hóa đòng và trỗ; Lúa Mùa: Khoảng 960.000 ha, đang ở giai đoạn đẻ nhánh.

    Công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn

    Ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang và ứng phó với mưa lũ, sạt lở.

    Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành 03 công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với ATNĐ, gió mạnh trên biển và mưa lớn diện rộng (Công điện số 4978/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 13/7; văn bản số 4915/BNN-ĐĐ ngày 11/7 và số 4972/BNN-ĐĐ ngày 12/7/2024); đã cử Đoàn công tác phối hợp chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả sạt lở đất tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

    Ngoài ra, các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công Thương đã có công điện chỉ đạo khắc phục hậu quả tại Hà Giang và ứng phó với ATNĐ, mưa lũ.

    Song song đó, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia sớm nhận định và thường xuyên cung cấp các bản tin dự báo ATNĐ, mưa lớn phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó.

    Ngày 13/7/2024, lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Giang đã đến hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn và thăm các nạn nhân vụ sạt lở đất tại thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê; huy động lực lượng, phương tiện xử lý sạt lở, thông tuyến quốc lộ 34 (vào 12h30 ngày 14/7), đặt rào chắn, biển cảnh báo tại khu vực sạt lở và có nguy cơ cao sạt lở. Các tỉnh, thành phố đã có công điện, văn bản chỉ đạo các sở ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với ATNĐ, mưa lớn.

    Đối với tuyến biển: Tiếp tục thông báo, kêu gọi tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Quảng Bình – Quảng Ngãi thoát ra, không di chuyển vào khu vực nguy hiểm hoặc vào khu neo đậu. Kiểm tra, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu tại bến; chủ động cấm biển tùy theo diễn biến thực tế tại địa phương.

    Đối với vùng đồng bằng: Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản, trọng điểm đê biển xung yếu hoặc đang thi công. Kiểm tra hệ thống thoát nước, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

    Đối với miền núi phía Bắc tiếp tục rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra. Ảnh minh họa

    Đối với miền núi phía Bắc: Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

    – Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông.

    – Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; sẵn sàng vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

    – Kiểm tra, rà soát, triển khai công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản./.

    Trong hôm nay (15/7), các tỉnh khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa từ 5-10mm, có nơi trên 30mm, Nghệ An, Thanh Hóa và Hòa Bình có mưa từ 20-40mm, có nơi trên 60mm; nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện.

    Danh sách các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong 6 giờ tới (tính từ 3h30 ngày 15/7)

     

    Vương Đinh Huệ
    Văn bản ban hành

    LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

    1541/QĐ-UBND

    Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

    318/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    1563/QĐ-UBND

    Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

    320/QĐ-TTg

    Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

    319/QĐ-TTg

    Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

    263/QĐ-TTg

    Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    18/2022/QĐ-TTg

    Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

    24/2020/NQ-HĐND

    Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

    211/QĐ-TTg

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

    Số 05/2014/TT-BVHTTDL

    Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


    ĐỌC NHIỀU NHẤT
    Thăm dò ý kiến

    Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

    Xem bình chọn

    Loading ... Loading ...
    Thống kê
    • Đang truy cập0
    • Hôm nay0
    • Tháng hiện tại0
    • Tổng lượt truy cập2
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây