Với tình hình xuất khẩu phân bón khởi sắc sau một năm lao dốc, nhiều doanh nghiệp trong ngành phân bón Việt Nam vừa công bố kết quả kinh doanh với những con số rất ấn tượng.
Vì sao xuất khẩu phân bón Việt Nam tăng mạnh?
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6, xuất khẩu phân bón của Việt Nam bất ngờ tăng mạnh. Theo đó, Việt Nam đã xuất gần 173.000 tấn phân bón các loại (tăng 77,8% so với cùng kỳ năm ngoái), đạt 64,26 triệu USD (tăng 55,2%).
Tính chung nửa đầu năm, cả nước xuất khẩu 903.095 tấn phân bón các loại, tương đương hơn 362,09 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia. Riêng thị trường này đã chiếm 27,7% trong tổng khối lượng, tiếp đến là Hàn Quốc chiếm gần 11% và Malaysia chiếm 6,7%.
Cùng với xuất khẩu tăng, giá phân bón thế giới và trong nước cũng tăng do nguồn cung hạn chế của Ai Cập và thông tin Trung Quốc hạn chế xuất khẩu. Giao dịch phân bón trong nước tăng mạnh bởi nhu cầu tăng cao và giá tăng theo giá thế giới.
Dự kiến, thị trường phân phân bón thế giới sẽ còn sôi động từ nửa sau năm 2024, khi các nhà tiêu thụ lớn gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và châu Âu đồng loạt quay trở lại đấu thầu để đảm bảo nguồn cung phân bón cho giai đoạn cao điểm gieo hạt vụ hè – thu sắp tới.
Chứng khoán Agribank (Agriseco) công bố báo cáo phân tích biến động giá hàng hóa và cơ hội đầu tư giai đoạn cuối năm 2024, cũng cho thấy giá phân bón đã bắt đầu hồi phục sau khi chạm đáy vào tháng 5/2024 khi giá khí đốt tự nhiên hồi phục; cuộc tấn công tại Biển Đỏ làm giá cước vận tải tăng cao.
Thực tế, giá phân bón Trung Đông đã tăng 22% kể từ tháng 5/2024 do vấn đề nguồn cung khí tự nhiên trầm trọng hơn đáng kể khi hạn hán kéo dài bởi El Nino làm đình trệ hoạt động khai thác và sản xuất tại EU và các khu vực Trung Đông.
Theo số liệu của Hiệp hội Phân bón Thế giới, công suất thiết kế của ngành phân bón sẽ chưa thể gia tăng trong giai đoạn 2025 – 2027 do việc đầu tư dây chuyền tốn ít nhất hai năm để đưa vào vận hành và hiện tại chưa có báo cáo về các dự án xây mới.
Với tình hình xuất khẩu phân bón khởi sắc sau một năm lao dốc, nhiều doanh nghiệp trong ngành phân bón vừa công bố kết quả kinh doanh với những con số rất ấn tượng.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng tiêu thụ kinh doanh phân bón và hóa chất của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) đều vượt kế hoạch và tăng trưởng từ 5%-20% so với cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, tổng sản lượng kinh doanh phân bón ước đạt 694.400 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 106% so với kế hoạch 6 tháng đầu năm; tổng sản lượng kinh doanh hóa chất ước đạt 63.600 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 108% kế hoạch 6 tháng đầu năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, PVFCCo sản xuất khoảng 553.000 tấn phân bón và hóa chất, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. PVFCCo cũng đạt tăng trưởng ấn tượng trong xuất khẩu, với sản lượng xuất khẩu urê đạt gần 100.000 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2023, giá xuất khẩu ure bình quân của PVFCCo cũng tăng hơn 8% so với năm 2023.
Trong 6 tháng cuối năm, PVFCCo sẽ cung ứng khoảng trên 650.000 tấn phân bón và hóa chất các loại. Kế hoạch năm 2024, PVFCCo đặt mục tiêu doanh thu 12.755 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 660 tỷ đồng.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cũng thông tin, các công ty phân bón thuộc Tập đoàn đã lãi đậm. Vinachem cho biết, trong 6 tháng đầu năm, một số đơn vị trong tập đoàn có lãi tăng bằng lần so với cùng kỳ như: CTCP DAP – Vinachem (Mã: DDV) bằng 46 lần, CTCP Phân bón Bình Điền (Mã: BFC) bằng 5 lần, CTCP Phân bón và Hóa chất Cần Thơ bằng 4 lần, CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (Mã: CSM) bằng 2 lần.
Trong 6 tháng cuối năm, Vinachem và các đơn vị thành viên đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế đạt 39.629 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2024 đạt 52.554 tỷ đồng. Doanh thu 6 tháng cuối năm 2024 đạt 26.961 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2024 đạt 56.556 tỷ đồng; Lợi nhuận cộng hợp 6 tháng cuối năm 2024 đạt 1.095 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2024 đạt 1.911 tỷ đồng.
CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao, mã LAS) thì cho biết, doanh nghiệp này đã lãi gấp đôi cùng kỳ. Quý II/2024, Supe Lâm Thao ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 67 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lợi nhuận theo quý cao nhất tính từ đầu năm 2016 đến nay.
Tính chung nửa đầu năm, Supe Lâm Thao ghi nhận doanh thu thuần vượt mốc 2.000 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên cấu trúc giá vốn hợp lý hơn giúp lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ.
So với mục tiêu doanh thu 3.400 tỷ đồng, lãi trước thuế 136 tỷ đồng đã được thông qua tại kỳ họp cổ đông thường niên 2024, công ty sản xuất phân bón này đã thực hiện 60% chỉ tiêu doanh thu và vượt khoảng 10% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trước Supe Lâm Thao, hai công ty khác trong ngành phân bón cũng đã công bố kết quả kinh doanh. CTCP Hóa chất cơ bản miền Nam (mã CSV) ước tính 6 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt lần lượt 832 tỷ đồng và 159 tỷ đồng.
Tính ra trong quý II/2024, công ty mang về 481 tỷ đồng doanh thu và 92 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; lần lượt tăng 34% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2024, CSV đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.640 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 261 tỷ đồng; lần lượt tăng 3% và 13% so với kết quả năm 2023. Như vậy sau 6 tháng, công ty đã hoàn thành 61% kế hoạch lợi nhuận năm.
Còn theo báo cáo tài chính quý II/2024, CTCP Phân lân Ninh Bình (mã NFC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 296 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán hàng tăng chậm hơn giúp lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt hơn 56 tỷ đồng, tăng 70%.
Tổng lợi nhuận trước thuế của NFC đạt hơn 20 tỷ đồng trong quý 2/2024, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 16 tỷ đồng, tăng 42%. Lũy kế hai quý đầu năm, doanh thu bán hàng của NFC đạt 576 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2023; lợi nhuận sau thuế đạt gần 27 tỷ đồng, tăng 42%.
Trang Thảo
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn