19:02:49 05/02/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Tăng cường quản lý việc phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Châu Hạnh là một xã đặc biệt khó khăn của huyện nghèo vùng cao Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Xã có vị trí nằm bao bọc xung quanh thị trấn Tân Lạc. Hiện nay, xã có 11 bản với 1804 hộ, trong đó người dân tộc Thái chiếm gần 89%. Năm 2014, làng có nghề sản xuất hương trầm bản Hạnh Tiến được ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề. Đây cũng là làng nghề duy nhất của xã và đang hoạt động có hiệu quả. Làng nghề sản xuất hương trầm đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình tuy nhiên trong quá trình phát triển đó, làng nghề vẫn luôn bộc lộ những tồn tại, đặc biệt là sự ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, vấn đề đặt ra song song cho địa phương là vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Đây thực sự là một bài toán nan giải, đòi hỏi không chỉ cả hệ thống chính trị vào cuộc mà cần có sự đồng thuận, nâng cao ý thức trách nhiệm của chính những hộ gia đình làm nghề sản xuất hương trầm đối với môi trường sống.

Với đặc thù ở nước ta hiện nay, việc bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế mà cụ thể là phát huy nguồn lực địa phương, tạo việc làm nâng cao đời sống người dân; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền; đẩy nhanh công tác công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới. Xác định rõ ý nghĩa đó, ngày 10/10/2023 Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 3238/QĐ-UBND được ban hành về việc phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2030. Trong đó, đề án nhấn mạnh phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và vai trò nghệ nhân, thợ giỏi; bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách bền vững và đảm bảo môi trường sinh thái; bảo tồn và phát triển làng nghề đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch cộng đồng và xây dựng nông thôn mới; bảo tồn và phát triển các làng nghề phải mang tính đa giá trị và gắn với thị trường tiêu thụ.

Làng có nghề sản xuất hương trầm bản Hạnh Tiến được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề vào năm 2014. Làng nghề Hạnh Tiến thuộc xã Châu Hạnh, Huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Đây là xã đặc biệt khó khăn, thuộc huyện nghèo vùng cao. Trong những năm qua, hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước, bà con nơi đây đã nỗ lực không ngừng khắc phục những khó khăn, rào cản hướng đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo. Sự phát triển của làng nghề đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong công cuộc đổi thay kinh tế.

Cùng với thị trấn Tân Lạc, bản Hạnh Tiến, xã Châu Hạnh được coi là những cái nôi hình thành nên nghề sản xuất hương trầm truyền thống tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Nghề làm hương trầm có mặt ở Quỳ Châu nói chung và bản Hạnh Tiến nói riêng khoảng cách đây 60 năm. Hàng năm, có từ 10 đến 15 hộ tham gia sản xuất hương trầm với hơn 65 nhân khẩu. Mỗi hộ, sản xuất khoảng 50-70 vạn que hương. Tổng số lượng que hương trầm mà làng nghề sản xuất được hàng năm giao động từ 7 đến 8 triệu que hương. Tổng thu nhập từ sản xuất hương trầm sau khi trừ chi phí khoảng 2 tỷ/năm. Thu nhập của mỗi gia đình sản xuất hương trầm đạt từ 45-200 triệu đồng/năm.

Tăng cường quản lý việc phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mớiCây Rể hương, nguyên liệu chính để sản xuất hương trầm

Hương trầm được sản xuất từ làng nghề Hạnh Tiến có một mùi hương vô cùng đặc trưng và chất lượng rất tốt. Với tuổi đời hơn nửa thế kỷ, để làm nên những búp hương thơm ngát, có nhiều tác dụng thì những người dân ở bản Hạnh Tiến, Châu Hạnh, Quỳ Châu đã lựa chọn kỹ càng từng khâu từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm cuối cùng. Cốt lõi của nguyên vật liệu làm nên cây hương trầm là rễ hương. Trước đây, trong quá trình lao động khai hoang sản xuất, người dân đã phát hiện một loại rễ cây khi đốt cháy có một mùi thơm đặc biệt, dễ chịu có tên gọi là cây rễ hương. Thời điểm đó, cây chỉ mọc và phát triển rải rác dưới những tán cây to lớn trong rừng, song do nhu cầu sản xuất hương ngày càng lớn, rễ hương được người dân mang về trồng và nhân giống ngày càng nhiều tập trung ở các xã như Châu Hạnh, Châu Hội, Châu Thuận,… Ngoài ra, trong nguyên liệu làm hương trầm còn có thảo quả, hoa hồi, quế chi (hoặc bột lá quế khô), trầm xơ, bã mía và một vài thứ phụ gia đặc biệt được giữ kín khác. Đây là những nguyên liệu có tại chỗ hoặc ở trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, để tạo thành sản phẩm phải cần đến nguyên liệu nhập từ nơi khác như: Giấy, hoa hồi, thảo quả.

Việc sản xuất ra những búp hương chất lượng đòi hỏi phải kiên trì, cầu kỳ và đặc biệt là phải nắm và làm đúng kỹ thuật. Thời gian đóng từ nguyên vật liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh cần phải từ từ, nhẫn nại, làm theo từng bước, theo thứ tự, tránh nôn nóng… có như thế mới cho ra sản phẩm có chất lượng.

Với sự phát triển làng nghề, đời sống của người dân nơi đây được nâng lên đáng kể. Hòa nhịp với địa phương, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, cán bộ và nhân dân bản Hạnh Tiến đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành nghề sản xuất hương trầm, dịch vụ, thương mại; Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chăn nuôi nên thu nhập bình quân đầu liên tục tăng. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 11,76 % . Đến nay, bản Hạnh Tiến đã đạt 15/15 tiêu chí và được Chủ tịch UBND huyện ra quyết định công nhận Bản đạt chuẩn Nông thôn mới. Tuy nhiên với tinh thần: “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc”. Để tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, trong quá trình phát triển làng nghề sản xuất hương trầm tại bản Hạnh Tiến, xã Châu Hạnh vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, giải quyết, đặc biệt là vấn đề gây ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, do điều kiện kinh tế ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nên các khâu của quy trình sản xuất chưa được đảm bảo đầy đủ. Hiện tại bản Hạnh Tiến chưa có sân phơi nguyên vật liệu tập trung xa khu dân cư để tránh bụi bẩn, mùi hương. Không những thế, để ngâm chân hương người dân phải sử dụng những bể nhỏ, thiếu diện tích chưa có bể lớn nên vừa ảnh hưởng đến chất lượng hương vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Một vấn đề khá nghiêm trọng trong giải quyết các vấn đề về môi trường ảnh hưởng từ sản xuất làng nghề hương trầm không thể không kể đến là bản Hạnh Tiến chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. Một điều đáng lo ngại nước thải từ làng nghề thường trực tiếp chảy ra sông, suối… tác động đến cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường; trong khi, đặc thù ở các huyện miền núi, sinh hoạt của người dân thường gắn liền với sông, suối. Mỗi khi vào vụ sản xuất, làng nghề sẽ có lượng nước thải lớn chắc chắn phải xả ra kênh, mương làm cho nước thải khó lưu thông dẫn đến rất nhiều vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, sức khỏe người dân.

Tăng cường quản lý việc phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Làng nghề chuẩn bị hàng phục vụ Tết Nguyên đán

Có thể thấy, sự phát triển làng nghề sản xuất hương trầm tại bản Hạnh Tiến, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận thì đều có những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới môi trường. Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường làng nghề đã được chính những hộ tham gia sản xuất kinh doanh có ý thức khắc phục để bảo vệ môi trường sống tự nhiên và dân cư tuy nhiên vẫn chưa thật sự đạt được tính lâu dài và bền vững. Từ thực tế trên, huyện Quỳ Châu cũng như xã Châu Hạnh đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề sản xuất hương trầm gắn với bảo vệ môi trường tại bản Hạnh Tiến như:

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân nói chung và các hộ tham gia sản xuất hương trầm nói riêng: Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng với đời sống của con người. Nếu như môi trường xung quanh bị hủy hoại đồng nghĩa với việc con người tự đánh mất đi cuộc sống. Môi trường chính là nơi cung cấp dưỡng khí, nguồn tài nguyên thiết yếu cần cho sự sống và các hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường chính là vấn đề mang tính chất sống còn không chỉ đối với mỗi người, mỗi gia đình mà còn là của cả cộng đồng xã hội. Việc phát triển kinh tế do đó phải luôn đồng thời tập trung chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường. Các hình thức nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường rất đa dạng, phong phú thông qua nhiều cách làm khác nhau. Nội dung tuyên truyền cần phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, không nặng về câu cú, phù hợp đối tượng. Việc tuyên truyền cần được tiến hành thường xuyên, lâu dài thông qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, băng rôn, khẩu hiệu, các cuộc họp thôn, bản….Bên cạnh đó, có thể lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường thông qua các phong trào có ý nghĩa thiết thực như: “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngày thứ bảy chung tay xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường”,…

Thứ hai, thường xuyên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các hộ sản xuất, kinh doanh và nhân dân trên địa bàn bản Hạnh Tiến, xã Châu Hạnh: Cán bộ hướng dẫn bảo vệ môi trường, cung cấp kiến thức về công tác bảo vệ môi trường, những ảnh hưởng của chất thải nguy hại tới môi trường. Thông qua đó, nhấn mạnh vai trò của các hộ sản xuất trong việc thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật. Không những thế, làng nghề phải có phương án khả thi để bảo vệ môi trường như: (1) Lúc tiến hành ngâm chân hương, người dân sẽ xây các bể chứa nước ở vị trí xa khu vực dân cư để tránh ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên và môi trường sống của người dân; (2) Khi phơi chân hương, người dân sẽ bố trí, chọn khu vực phơi xa khu dân cư; (3) Mỗi cơ sở chế biến hương trầm đều bố trí khu vực trộn bột hương riêng, khu vực người lao động ngồi quấn hương riêng để hạn chế tình trạng bụi bột hương; với khu vực trộn bột hương đảm bảo kín gió. Còn khu vực người lao động quấn hương thì đảm bảo việc chắn gió, thông thoáng để giảm tình trạng người lao động hít phải bụi hương nhiều.

Thứ ba, hỗ trợ kinh phí để địa phương triển khai thực hiện dự án xử lý nước thải để đảm bảo tiêu chí về môi trường làng nghề theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới: Trên thực tế, làng nghề sản xuất hương trầm bản Hạnh Tiến, xã Châu Hạnh quy mô sản xuất đang ở mức độ vừa và nhỏ, nằm xen kẽ, rải rác trong khu dân cư vì thế chưa có một quy hoạch tổng thể, chưa có sân phơi tập trung, hệ thống thu gom và xử lý chất thải nên nguy cơ ô nhiễm môi trường không phải là nhỏ đặc biệt vào những mùa vụ sản xuất. Do đó việc hoàn thiện các tiêu chí môi trường của làng nghề cần được quan tâm, hỗ trợ thực hiện. Với đặc thù là một địa phương đặc biệt khó khăn, vì vậy trong thời gian tới, địa phương cần triển khai xây dựng các trạm xử lý nước thải. Ưu điểm của giải pháp này là xử lý nước thải với quy mô nhỏ, chi phí xây dựng và vận hành thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương. Khoảng cách vận chuyển nước thải từ nguồn ô nhiễm tới trạm xử lý ngắn. Tiết kiệm được diện tích xây dựng hệ thống. Trong hệ thống xử lý, lưu lượng tại các điểm đều nhỏ, nên khi có sự cố giảm thiểu rủi ro.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiện trạng môi trường đối với làng nghề sản xuất hương trầm trên địa bàn bản Hạnh Tiến nói riêng và huyện Quỳ Châu nói chung: Làng nghề đã và đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết được phần lớn lao động nông thôn trong bối cảnh mới tuy nhiên để làng nghề phát triển bền vững, cần hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiện trạng môi trường sẽ hạn chế những nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể xảy ra ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động sản xuất, đời sống và sức khỏe của nhân dân. Các cơ quan thuộc thẩm quyền không chủ quan, đơn giản hóa sự việc vì nghĩ làng nghề có quy mô nhỏ mà thay vào đó thường xuyên khảo sát, kiểm tra thực tế hiện trạng. Trong trường hợp nếu có những hệ lụy về môi trường phải tập trung xử lý, khắc phục ngay không để cho sự việc diễn biến lâu dài gây những hậu quả khôn lường.

Tăng cường quản lý việc phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển các sản phẩm OCOP đang được UBND huyện Quỳ Châu quan tâm đẩy mạnh đối với sản phẩm hương trầm

Làng nghề hương trầm là một đặc trưng của xã Châu Hạnh nói riêng và huyện Quỳ Châu nói chung, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế địa phương. Để làng nghề hương trầm phát triển bền vững, bên cạnh việc quan tâm chất lượng sản phẩm, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường,…

ThS. Hoàng Đình Ngọc

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây