Ông Đỗ Văn Vấn – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết, thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật đã đào tạo được 756 giảng viên IPHM (chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp triển trên nền tảng IPM trước đây) trên cả nước. Riêng đối với các tỉnh phía Nam, đã đào tạo được 180 giảng viên IPHM.
Hôm nay 19/12, tại TP.Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp các đơn vị thuộc Bộ NNPTNT tổ chức diễn đàn phổ biến kiến thức liên quan đến chương trình IPHM.
Tại đậy, ông Đỗ Văn Vấn – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết, IPHM là tên viết tắt của chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp.
Mục tiêu chung của chương trình IPHM là tăng cường sức khỏe cây trồng, nâng cao khả năng phòng chống sinh vật gây hại và chống chịu tốt với điều kiện bất thuận của thời tiết, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
Trong đó, mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu có trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, hoa cảnh và cây dược liệu áp dụng IPHM. Có 70% diện tích ngô, cây công nghiệp áp dụng IPHM (ít nhất 60% diện tích ngô, 50% diện tích cây công nghiệp áp dụng đầy đủ các biện pháp IPHM).
Lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học và lượng phân bón vô cơ giảm 30% và tăng hiệu quả kinh tế 15-20% so với sản xuất thông thường.
Trên 80% số xã/phường có ít nhất 5 nông dân nòng cốt/xã, có hiểu biết và ứng dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM. Mỗi tỉnh/thành phố có ít nhất 5 giảng viên IPHM quốc gia và 20 giảng viên IPHM cấp tỉnh; mỗi xã/phường có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng.
Theo ông Vấn, thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật đã đào tạo được 756 giảng viên IPHM trên cả nước (132 giảng viên IPHM quốc gia, 624 giảng viên IPHM cấp tỉnh). Đối với các tỉnh phía Nam, đã đào tạo được 180 giảng viên IPHM.
Trong thời gian tới, ông Vấn cho biết, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương thực hiện IPHM, còn các đơn vị thuộc Bộ NNPTNT triển khai IPHM theo nhiệm vụ đã phân công. Đối với Sở NNPTNT các tỉnh, thành đẩy nhanh tiến độ thực hiện mô hình ứng dụng IPHM cũng như có giải pháp nhân rộng mô hình, gắn sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Cũng như ông Vấn, ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam cho biết, IPHM đang được khuyến khích thực hiện. Bởi theo ông, xu hướng của thị trường đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm hữu cơ, an toàn, không bị ô nhiễm các chất độc hại.
Cũng theo ông Sơn, thay vì lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong sản xuất nông nghiệp là biện pháp phù hợp với xu thế. Hiện nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thị trường thực phẩm của thế giới đang có hướng kinh doanh các sản phẩm nông sản sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Văn Thiệt – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh, các địa phương đã và đang triển khai thực hiện khá tốt về IPHM (tiền thân là chương trình quản lý dịch hại tổng hợp – IPM). Từ đó, tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và đặc biệt giúp nông dân giảm chi phí sản xuất.
“IPHM đã trang bị kiến thức cho nông dân về đất khỏe, cung cấp dinh dưỡng cho đất, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Để phát triển và nhân rộng IPHM trong thời gian tới, ông Thiệt cho rằng, cần có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị mới có thể thành công” – ông Thiệt đánh giá.
Huỳnh Xây
Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025
Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn