22:32:24 04/01/2025

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Một loại cua chứa nhiều dinh dưỡng, dáng thon gọn, đầu càng lún phún một túm lông tơ, mềm mịn, rất được ưa chuộng

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.

Cua lông (hay còn gọi là “nha”) – một loại cua khá độc đáo sống tự nhiên ở sông Phủ, sông Rào Cái. Những con cua có dáng thon gọn, đầu càng lún phún một túm lông tơ, mềm mịn.

Trước đây, cua lông khá nhiều ở sông Phủ và là một món ăn dân dã đối với những người dân sinh sống tại khu vực này. Tuy nhiên, theo thời gian, loài cua này dần được giới sành ăn săn đón nhiều hơn và được nhiều nơi xem là món đặc sản đắt đỏ; bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của đô thị nên cua lông tự nhiên ở sông Phủ cũng dần ít đi.

Trăn trở trước sản vật của quê hương ngày đang bị cạn kiệt, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hiển và chị Nguyễn Thị Nguyệt ở tổ dân phố 2, phường Đại Nài (TP. Hà Tĩnh) đã triển khai mô hình nuôi cua lông trên diện tích hơn 3.000m2 (nuôi lẫn với các loại thủy hải sản khác).

“Cua giống chủ yếu là cua lông nhỏ được khai thác từ tự nhiên. Nuôi cua lông không khó, cua chủ yếu ăn cá tạp xay nhỏ hoặc tự kiếm ăn trong tự nhiên và phải có hệ thống cống thông với sông Phủ để đảm bảo cân bằng nguồn nước”, chị Nguyệt cho biết.

Sau gần 2 năm triển khai thí điểm theo hình thức quảng canh, mô hình đã mang lại những kết quả khá khả quan, hướng tới đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường.

Cua lông bắt đầu vào mùa khoảng tháng 8 âm lịch hằng năm và tới tháng 10 âm lịch là lúc cua béo và thơm ngon nhất. Hiện tại, ở mô hình của anh Hiển, chị Nguyệt, cua được thu hoạch 2-3 lần/tuần, mỗi lần có thể thu được từ 5 – 7kg và được nhập cho các nhà hàng với giá khoảng 140.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, việc thu hoạch cua lông cũng gặp khó khăn, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp.

Chị Nguyệt cho biết, chị thường xuyên nhận được các đơn hàng của các hộ gia đình tại Hà Nội. Điều này cũng phần nào cho thấy sức hấp dẫn của loại cua này.

Trong thịt cua lông có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như protein, các loại khoáng chất và vitamin. Ngoài ra, trong cua lông còn chứa nhiều chất béo tốt Omega-3 giúp bảo vệ hệ tim mạch, xương khớp và hỗ trợ phát triển trí não…

Cua lông có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như: hấp, rang me hoặc giã nhỏ nấu canh rất ngọt, thơm. Đặc biệt là lớp gạch cua sáng mịn, béo, thơm. Nếu có dịp, hãy thử cua lông sông Phủ để có cho mình những trải nghiệm thú vị với ẩm thực Hà Tĩnh.

Mô hình nuôi cua lông là một trong những mô hình mới được triển khai trên địa bàn. Mô hình đã tận dụng được những lợi thế về mặt tự nhiên của các hộ có diện tích đất giáp với sông Phủ. Đây là một nguồn lợi tự nhiên mà chỉ ở sông Phủ có được. Qua một thời gian triển khai cho thấy, cua lông được thị trường rất ưa chuộng nên mang lại giá trị kinh tế khá cao cho hộ nuôi.

Đây là cơ sở để địa phương tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về tập tính của cua lông, qua đó từng bước nhân rộng mô hình. Ngoài cua lông, thời gian qua, phường cũng đã triển khai nhiều mô hình kinh tế khác mang lại hiệu quả cao. Đây là các mô hình phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế về đất đai, sông nước của Đại Nài, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Trần Trọng Dũng – Bí thư Đảng ủy phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh.

Phúc Sơn – Ánh Nguyên (Báo Hà Tĩnh)
Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây