23:07:38 23/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Nghĩa Đàn

Mai Phượng13/07/2024 10:13

Bây giờ, tất cả con đường kết nối dân cư ở Nghĩa Đàn đã được đổ nhựa, bê tông. Cảnh quan, môi trường các cụm dân cư xây dựng sáng – xanh – sạch – đẹp, đời sống người dân nâng lên từng ngày… Đó là thành quả của sự đồng thuận giữa “Ý Đảng – lòng dân”, chung sức xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, phát triển.

Xã Nghĩa Lạc được UBND tỉnh Nghệ An công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào ngày 26/12/2023. Kết thúc năm 2023, 100% xã ở Nghĩa Đàn về đích nông thôn mới. Ảnh: Nguyên Nguyên

Người dân chung sức làm để thụ hưởng

Hôm xóm Liên Tây, xã Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Đàn) tổ chức lễ khánh thành, đưa vào sử dụng nhà văn hóa xóm, đông đủ người dân trong xóm đến dự với niềm vui mừng, phấn khởi như tham gia một ngày hội. Bởi đây là công trình chứa đựng những giá trị to lớn từ sự đóng góp kinh phí, chung sức thực hiện của người dân trong xóm.

Lễ khánh thành nhà văn hoá Liên Tây, xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn. Ảnh: Mai Phượng

Bí thư chi bộ xóm Liên Tây, đồng chí Nguyễn Hữu Nguyên cho biết: “Công trình nhà văn hóa của xóm đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, được xây dựng từ chủ trương của cấp ủy, vận động của các đoàn thể và góp kinh phí của mỗi người dân trong xóm. Ngay sau khi có chủ trương và tổ chức họp dân, phổ biến nội dung, bà con đồng tình cao với mức đóng góp 1,2 triệu đồng/khẩu. Ban cán sự xóm đã chia ra nhiều lần thu để người dân chủ động cân đối chi tiêu. Trước khi xây dựng, người dân xóm đóng góp được 895 triệu đồng và một số người tiếp tục đóng góp”.

Nhà văn hóa xóm Liên Tây, xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn được xây dựng từ sự hỗ trợ kinh phí của các cấp và đóng góp của người dân trên địa bàn. Ảnh: Mai Phượng

Cùng với sự đầu tư của xã, huyện, qua một năm xây dựng, công trình nhà văn hóa xóm Liên Tây đã hoàn thiện với diện tích xây dựng 264m2, sức chứa 200 chỗ ngồi, tổng nguồn kinh phí xây dựng trên 2,2 tỷ đồng. Nhân dân trong xóm còn tự nguyện đóng góp 320 triệu đồng để xây dựng đường điện thắp sáng, đường cờ, đường hoa.

“Bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp, những công trình đó ghi dấu sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của nhân dân trong xóm, góp phần cùng nhân dân các xóm khác xây dựng xã Nghĩa Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”, đồng chí Nguyễn Hữu Nguyên – Bí thư Chi bộ xóm Liên Tây khẳng định.

Về Nghĩa Lạc, đi trên tuyến đường liên xã thông thoáng, sạch đẹp, rất nhiều người ngỡ ngàng trước sự thay đổi của vùng quê này. Từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, đường chính nối từ trung tâm xã đến huyện chưa được rải thảm… với sự hỗ trợ của các cấp, ngành và sự chung sức của người dân, diện mạo nông thôn mới Nghĩa Lạc đã khởi sắc, các tuyến đường nắng bụi, mưa lầy trước đây được thay bằng những con đường nhựa, bê tông dẫn đến từng hộ dân. Nhà văn hóa xóm được xây mới, mở rộng gắn với đầu tư đầy đủ các thiết chế đồng bộ; hệ thống kênh mương bê tông vươn khắp những cánh đồng… Kết quả này là sự khích lệ lớn đối với một xã có trên 97,8% đồng bào dân tộc.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, dù còn nhiều khó khăn nhưng người xã đã tích cực đóng góp được số tiền gần 6 tỷ đồng, hơn 15.000 ngày công, hiến hơn 95.000m2đất, hơn 2.000m tường rào, 30 cổng kiên cố và nhiều cây cối, hoa màu khác có giá trị xây dựng các công trình công cộng, làm đường giao thông nông thôn…

Đồng chí Hoàng Văn Nguyên – Trưởng khối Dân vận xã Nghĩa Lạc chia sẻ: “Đất đai là tài sản quý, nhưng từ vận động của cấp ủy, các đoàn thể xã, xóm, rất hộ dân đã không ngần ngại hiến hàng trăm mét vuông đất, dỡ bờ rào, cổng, cây cối có giá trị kinh tế cao để cùng với chính quyền địa phương mở rộng tuyến đường. Gia đình tôi đã nêu gương, hiến 108m2đất ở, 87,4m2đất nông nghiệp và 297m2đất trồng cây lâu năm để mở đường…”.

Điển hình ở xã Nghĩa Lạc, còn có gia đình ông Lê Văn Mười ở xóm Mồn, tự nguyện hiến 138 m2đất ở, tự di dời ki ốt rộng 60m2, cổng và tường bao dài 57,2m để xây dựng nông thôn mới.

Ông Lê Văn Mười ở xóm Mồn, xã Nghĩa Lạc tự nguyện hiến 138 m2 đất ở, tự di dời ki ốt rộng 60m2, cổng và tường bao dài 57,2m để xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Mai Phượn
Khi được tuyên truyền, vận động hiến đất mở rộng đường, các thành viên trong gia đình đồng ý rất cao. Hiến đất mở rộng đường để xóm làng và xã thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có chính lợi ích của gia đình mình, con cháu đi làm, đi học bây giờ rộng rãi, thoáng đãng hơn. Tôi thấy rất vui vì sự góp sức của gia đình mình cho xóm làng khang trang hơn”.

Ông Lê Văn Mười – xóm Mồn, xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Đàn

Để nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, cùng các công trình giao thông, thủy lợi, phong trào góp sức xây dựng nhà văn hóa, thiết chế văn hóa, sân thể thao, hệ thống đường điện chiếu sáng, đường hoa… đang được nhân dân các địa phương ở Nghĩa Đàn sôi nổi thi đua thực hiện.

Người dân xóm Phú Lộc, xã Nghĩa Phú mấy tuần qua hồ hởi như ngày hội khi mọi người, mọi nhà góp sức xây dựng sân thể thao trên địa bàn xóm. Xã hỗ trợ 7 tấn xi măng, người dân xóm đóng góp 12 triệu đồng mua cát, sỏi; các hộ tham gia với 58 ngày công lao động làm sân thể thao với diện tích 700 m². Giờ đây, vào mỗi buổi sáng – chiều, rất đông người dân trong xóm, xã đến sân tập luyện, đây cũng là địa điểm để xã tổ chức các giải thi đấu giao hữu thể thao giữa các đội bóng các xóm trong xã và các xã lân cận…

Nhân dân xóm Phú Lộc, Nghĩa Phú, Nghĩa Đàn chung sức xây dựng sân thể thao trên địa bàn. Ảnh: Minh Thái

Tiếp tục nâng cao các tiêu chí nông thôn mới

Xác định công tác xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục và lâu dài. Trên cơ sở đó, việc xác định những bước đi thích hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương và nhân dân là yếu tố quan trọng. Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở Nghĩa Đàn đã vào cuộc, vừa hỗ trợ, vừa tuyên truyền, vận động, kêu gọi sự chung tay xây dựng nông thôn mới của cán bộ, đảng viên, nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp.

Sức mạnh tổng hợp đó đã góp phần để đến đầu năm 2024, tất cả các xã ở Nghĩa Đàn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đã có 2 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao (Nghĩa Bình và Nghĩa Sơn). Hiện nay, Nghĩa Đàn đang quyết tâm, dồn các nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp phát huy hiệu quả ở xã Nghĩa Bình, Nghĩa Đàn. Ảnh: Nguyên Nguyên

Xã Nghĩa Bình là đơn vị đầu tiên ở Nghĩa Đàn đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao (năm 2022). Với nhiều cách làm phù hợp, được sự đồng thuận trong nhân dân, xã Nghĩa Bình đã huy động 78,7 tỷ đồng để hoàn thiện các tiêu chí nông thôn nâng cao, trong đó, nhân dân đóng góp và tự đầu tư xây dựng, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng đường giao thông nông thôn hơn 68,3 tỷ đồng. Phong trào thi đua phát triển kinh tế được tất cả các hộ trong xã thực hiện, đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở xã đạt 48,4 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo giảm còn 1,42%.

Quá trình thực hiện, các xóm đã phát huy tinh thần đoàn kết, phấn đấu cống hiến từ mỗi gia đình. Đồng chí Nguyễn Thị Thao – Tổ trưởng Tổ dân vận xóm Bình Hạnh, xã Nghĩa Bình tâm sự: “Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động gắn với thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, chương trình xây dựng nông thôn nâng cao được nhân dân đồng tình hưởng ứng, nâng cấp đường nông thôn, chỉnh trang nhà văn hóa xóm, làm đường hoa, đường cơ, tăng gia sản xuất phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa… Không dừng lại ở đó, cán bộ và nhân dân xóm Bình Hạnh và các xóm khác của xã Nghĩa Bình đang nỗ lực, tiếp tục chung tay để xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian tới.

Đến nay, huyện Nghĩa Đàn huy động nguồn lực hơn 14.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó nhân dân đóng góp gần 500 tỷ đồng và hiến hơn 600 nghìn m2 đất, đóng góp hơn 350.000 ngày công lao động. Trên cơ sở đó, cả hệ thống chính trị huyện đang tích cực huy động mọi nguồn lực, quyết tâm hoàn thành tất cả các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới vào năm 2025.

Huyện Nghĩa Đàn cũng tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), phối hợp xây dựng hệ thống các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng. Đến nay, huyện Nghĩa Đàn có 27 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Các cấp, ngành ở Nghĩa Đàn cũng tích cực triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo” của Ban Thường vụ Huyện ủy, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư để sớm thực hiện các dự án, phát huy hiệu quả thiết thực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng huyện nông thôn mới theo mục tiêu đề ra.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ trong nhà lưới được nhiều hộ ở huyện Nghĩa Đàn thực hiện hiệu quả. Ảnh: Nguyên Nguyên

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu nêu trên, Ban Thường vụ Huyện ủy đã phân công trách nhiệm cụ thể cho tất cả các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và các phòng, ban chuyên môn cấp huyện theo sát tiến độ từng công việc. Thực tế cho thấy, việc lớn hay nhỏ, dù khó khăn hay thuận lợi đều phải huy động được sự đồng thuận, chung sức của người dân các địa phương.

Mục tiêu chính của xây dựng xã, huyện nông thôn mới chính là nâng cao đời sống cho nhân dân. Chính vì vậy, tất cả các chương trình, dự án, nhất là những công trình dân sinh đang được huyện Nghĩa Đàn thực hiện kịp thời, đảm bảo chất lượng lâu dài, phục vụ bà con nhân dân phát triển kinh tế – xã hội. Cùng đó, huyện đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Quá trình triển khai, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở Nghĩa Đàn luôn xác định mọi việc phải theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây