06:28:41 27/11/2024

Chung sức xây dựng nông thôn mới_top

Chi phí sản xuất tăng cao, Gạo Trung An sa lầy trong khó khăn, thua lỗ

Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Mã: TAR) đang sa lầy trong khó khăn. Báo cáo quý III cho thấy doanh nghiệp này lỗ tiếp hơn 22 tỷ đồng và đã lỗ 31 tỷ đồng kể từ đầu năm. Nguyên nhân do chi phí sản xuất và chi phí lãi vay đều cao hơn cùng kỳ.

Chi phí sản xuất tăng cao, Gạo Trung An báo lỗ quý III hơn 22 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (UPCoM: TAR) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với tình hình kinh doanh nhiều biến động.

Theo đó, quý III/2024, Gạo Trung An ghi nhận doanh thu thuần đạt 729 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp của công ty giảm 51% xuống còn 23,7 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính của Gạo Trung An tăng 21% lên 35 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do chi phí lãi vay tăng vọt. Đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế của Gạo Trung An âm hơn 22 tỷ đồng trong quý III/2024.

Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Mã: TAR) đang sa lầy trong khó khăn. Báo cáo quý III cho thấy doanh nghiệp này lỗ tiếp hơn 22 tỷ đồng và đã lỗ 31 tỷ đồng kể từ đầu năm.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Gạo Trung An là 3.908 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, dưới sự bào mòn của giá vốn, lợi nhuận gộp của Gạo Trung An quay đầu giảm 42% xuống còn 105 tỷ đồng.

Do các khoản chi phí tăng cao nên sau thuế, công ty lỗ 31 tỷ đồng, giảm đáng kể so với khoản lãi 11,6 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Về tình hình tài chính của công ty, tại ngày 30/9/2024, tổng tài sản của Gạo Trung An đạt 2.930 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh về còn 1,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công ty trích lập thêm khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trị giá 128 tỷ đồng trong khi đầu năm không ghi nhận. Ngoài ra, khoản trả trước cho người bán ngắn hạn của công ty ghi nhận tăng vọt từ 568 tỷ đồng đầu năm lên 1.109 tỷ đồng, tương đương tăng 95%. Song, khoản phải thu ngắn hạn của công ty lại giảm 80% so với số đầu năm.

Tính đến cuối tháng 9/2024, chỉ số hàng tồn kho của công ty giảm 80% xuống còn 338 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9/2024, Gạo Trung An ghi nhận nợ phải trả đạt 1.704 tỷ đồng, giảm 7%. Trong đó, chủ yếu là vay ngắn hạn với 1.671 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm.

Khoản trả trước cho người bán ngắn hạn của công ty ghi nhận tăng vọt từ 568 tỷ đồng đầu năm lên 1.109 tỷ đồng, tương đương tăng 95%. Song, khoản phải thu ngắn hạn của công ty lại giảm 80% so với số đầu năm.

Tại ngày 30/9/2024, Gạo Trung An ghi nhận nợ phải trả đạt 1.704 tỷ đồng, giảm 7%.

Ở thời kỳ hoàng kim 2021 – 2022, giá cổ phiếu TAR của Trung An có lúc lên trên 40.000 đồng/cổ phiếu và được khuyến nghị tích cực. Tuy nhiên, từ đầu tháng 9/2023, mã chứng khoán này liên tục “đổ đèo” và chưa thoát khỏi xu hướng giảm, hiện chỉ còn 3.500 đồng/cổ phiếu, giảm 60% so với đầu năm nay.

Năm 2023, báo cáo tài chính của Trung An bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến vì không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến chủ sở hữu 15 triệu cổ phiếu TAR trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, việc lập hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ năm 2021, số liệu tồn kho năm 2022-2023. Năm 2023, Trung An lỗ hơn 15,7 tỷ đồng.

Kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính bán niên 2024 của Trung An với lý do tương tự. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh từ -772 triệu đồng thành -8,2 tỷ đồng.

Cổ phiếu TAR đã bị hủy niêm yết trên HNX từ tháng 5/2024 và về UPCoM với diện hạn chế giao dịch. Hiện cổ phiếu TAR chỉ được phép giao dịch vào thứ 6 hàng tuần.

Doanh nghiệp gạo khó khăn vì thiếu vốn tín dụng dài hạn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu gạo tháng 10/2024 ước đạt 800.000 tấn với 505 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 10 tháng đạt gần 7,8 triệu tấn với 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cả năm, xuất khẩu gạo sẽ đạt trên 8 triệu tấn và vượt kỷ lục của năm 2023 (8,13 triệu tấn gạo).

Giá gạo giảm gần đây song triển vọng cả ngành gạo vẫn đang tốt, câu hỏi đặt ra là vì sao doanh nghiệp lớn trong ngành này lại liên tiếp thua lỗ?

Các con số trên báo cáo tài chính cho thấy, Trung An thua lỗ do chi phí sản xuất và chi phí lãi vay đều cao hơn cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh của Trung An đã lao dốc từ năm 2023 với biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp. Cộng thêm môi trường lãi suất cao khiến chi phí lãi vay tăng vọt, công ty thì báo lỗ.

Bức tranh tài chính của Trung An cũng dần chuyển biến xấu khi các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên chiếm số phần trăm lớn trong tổng tài sản doanh nghiệp. Hàng tồn kho co hẹp. Doanh nghiệp đã tiếp tục tăng vay nợ tài chính. Chi phí lãi vay phải trả lớn dần lên, là một trong những nguyên nhân chính khiến công ty gạo này thua lỗ.

Có thể thấy, dù Việt Nam là vựa lúa hàng đầu thế giới với nhiều thế mạnh và lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế nhưng kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngành gạo như Trung An dường như chưa tương xứng.

Không chỉ Trung An mà nhiều doanh nghiệp cùng ngành cũng đều chịu chung cảnh tương tự. Một phần nguyên nhân đến từ giá vốn quá cao, khiến các doanh nghiệp khó kiếm lợi nhuận.

Việt Nam là vựa lúa hàng đầu thế giới với nhiều thế mạnh và lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế nhưng kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngành gạo như Trung An dường như chưa tương xứng.

Được biết, về xuất khẩu, gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đang được chào bán ở mức từ 515 -520 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023. Con số này giảm so với mức 520 – 525 USD/tấn của tuần trước.

Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm do lo ngại về nhu cầu nhập khẩu của Indonesia trong năm tới, trong khi giá gạo của Ấn Độ giữ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng do nguồn cung tăng.

Tuần qua, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ ổn định ở mức từ 440 – 447 USD/tấn, gần mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023. Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức từ 440 – 450 USD/tấn. Nguồn cung từ vụ mùa mới có thể sẽ tăng trong vài tuần tới. Các nguồn tin cho biết lượng gạo trữ kho của Ấn Độ đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 11/2024, gần gấp ba lần mục tiêu của chính phủ.

Trong bối cảnh kinh doanh gạo cuối năm và năm tới có thể không thuận lợi, mới đây, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ), trải lòng rằng trong chuỗi lúa, gạo, doanh nghiệp bắt buộc phải vay vốn dài hạn (từ 7-10 năm) để đầu tư. Không đầu tư thì không hoạt động, sản xuất kinh doanh xuất khẩu gạo được.

Do đó, mong muốn của doanh nghiệp là được tạo điều kiện vay vốn dài hạn từ ngân hàng. “Nếu không được vay vốn dài hạn thì hầu hết các doanh nghiệp trong ngành gạo sẽ không thể tham gia chuỗi liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ” – ông Bình nhấn mạnh.

“Nguồn vốn lưu động thì doanh nghiệp dễ sắp xếp, nhưng vốn trung và dài hạn thì khó khăn hơn. Vốn ngắn hạn để doanh nghiệp có nguồn thanh toán tiền lúa cho nông dân; vốn trung, dài hạn để đầu tư máy sấy lúa, kho chứa lúa, cơ cấu thời hạn trả nợ. Cái cần của doanh nghiệp bây giờ là vốn trung và dài hạn”, Chủ tịch công ty Trung An nói về nhu cầu chính của doanh nghiệp hiện nay để thoát khỏi các khó khăn.

Cũng theo ông Bình, các ngân hàng đang cho doanh nghiệp gạo vay vốn ngắn hạn để thực hiện các hợp đồng mua bán và xuất khẩu gạo từ nhiều năm nay, nhưng ở dạng cho vay phần ngọn, chưa đầy đủ. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho việc kinh doanh lúa gạo của doanh nghiệp luôn bấp bênh, doanh nghiệp cạnh tranh nhau hạ giá gạo xuống thấp để bán lấy tiền đáo hạn ngân hàng khi đến hạn.

Nguyễn Phương

Vương Đinh Huệ
Văn bản ban hành

LĂNG THÀNH- YÊN THÀNH ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO.

1541/QĐ-UBND

Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025

318/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

1563/QĐ-UBND

Về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025

320/QĐ-TTg

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025

319/QĐ-TTg

Phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025

263/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

18/2022/QĐ-TTg

Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

24/2020/NQ-HĐND

Về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2025

211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 – 2025

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Số 05/2014/TT-BVHTTDL

Thông tư của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch Về sữa đổi, bổ sung tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, thể thao xã và thôn


Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Xem bình chọn

Loading ... Loading ...
Thống kê
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây